Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS với 4.157 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.398 người, nghề phi nông nghiệp là 1.759 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.
Thực hiện Tiểu dự án 3, thuộc Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã mở 179 lớp học đào tạo nghề cho gần 5.000 học viên là đồng bào DTTS trên địa bàn.
Lao động - việc làm là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Kết quả thu thập được coi là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, “định vị” việc làm bền vững cho lao động ở vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có 2.642 hộ dân DTTS với 10.481 người. Thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện nghị quyết này. Qua đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương.
Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.
Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ cho nông dân, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023 - 2025.
Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, từ cuối tháng 10 đến nay, đơn vị đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh mở 22 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 770 học viên là lao động khu vực nông thôn.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 14 ngày 25/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tin tức -
Hoàng Minh -
16:30, 20/07/2022 Ngày 20/7, tại Thái Nguyên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Giáo dục -
Quỳnh Chi -
18:49, 26/12/2021 Dù đã được đầu tư xây dựng khang trang, với hệ thống máy móc, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ và hiện đại, nhưng những năm gần đây, nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên miền núi, vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa không thu hút được học viên, bỏ phí nguồn lực đầu tư...
Xác định đào tạo nghề là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thời gian qua, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956) được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, thu nhập cho một bộ phận người lao động (NLĐ). Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu LĐ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19, hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực về việc làm; trong đó, có rất nhiều lao động vùng nông thôn, miền núi. Trước thực trạng này, việc đề xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Theo kế hoạch của UBND huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đề ra, năm 2022, địa phương tiến hành dạy nghề và giải quyết việc làm từ 300 - 400 lao động nông thôn.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được cấp ủy, chính quyền xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) quan tâm, chú trọng, phát huy hiệu quả. Sau khi hoàn thành chương trình, phần lớn các học viên đều đủ điều kiện tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Trong những năm gần đây, huyện Đam Rông luôn xác định mục tiêu phát triển đa dạng các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và kinh tế tập thể để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động ở địa phương.
Tân Sơn là huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất của tỉnh Phú Thọ. Huyện có 68.858 ha diện tích tự nhiên, 75.897 nhân khẩu, trong đó 83% là đồng bào các DTTS, gồm: Mường, Dao, Mông, Thái, La Chí, Tày, Nùng...
Cùng với các chính sách hỗ trợ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Điện Biên rất chủ động trong việc đào tạo, liên kết để tăng cơ hội việc làm cho học viên. Nhờ đó, ngoài vượt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo ở Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Kinh tế -
Cát Tường -
10:01, 21/12/2020 Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó tạo việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho người lao động, từng bước góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.