Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Điện Biên: Hiệu quả từ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Vân Khánh - CĐ - 18:58, 02/12/2021

Cùng với các chính sách hỗ trợ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Điện Biên rất chủ động trong việc đào tạo, liên kết để tăng cơ hội việc làm cho học viên. Nhờ đó, ngoài vượt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo ở Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

 Một tiết thực hành lớp vận hành máy thi công nền tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.
Một tiết thực hành lớp vận hành máy thi công nền tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.

Nghề gắn với sinh kế nông thôn

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Điện Biên, tính đến cuối tháng 10/2021, tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển mới GDNN, đào tạo nghề cho cả năm, với tổng số 8.185 người. So với chỉ tiêu được giao năm 2021 (8.100 người), Điện Biên đã đạt 101,05% kế hoạch. Đáng chú ý, so với năm 2020, kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng 1,61%.

Còn trước đó, trong giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh có 39.985 lao động được học nghề, vượt chỉ tiêu kế hoạch của cả giai đoạn là 2,5%; bình quân mỗi năm tỉnh Điện Biên đào tạo nghề cho khoảng 8.000 lao động. Trong đó, đã có 26.847 lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề.

Đánh giá về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người DTTS, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Điện Biên, cho rằng, ngoài việc vượt chỉ tiêu kế hoạch giao thì điểm nhấn đáng chú ý là sự thay đổi trong nhận thức của người lao động tham gia học nghề.

 Trước đây, nhiều người lao động đăng ký chỉ để được hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ sinh hoạt phí thì đến nay, cơ bản người lao động đã nhận thức rõ, tham gia học nghề sẽ giúp họ thay đổi cách nghĩ, lối làm ăn cũ để vươn lên xóa đói giảm nghèo. Từ đó, trên địa bàn đã có nhiều mô hình sản xuất, phát triển kinh tế của lao động nông thôn đã qua đào tạo, có hiệu quả cao.

Gia đình bà Lò Thị Thoảng, ở bản Món Hà, xã Xuân Lao (huyện Mường Ảng) là một ví dụ. Sau khi tham gia khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn, gia đình bà Thoảng mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây chuồng trại, mua con giống. Nhờ áp dụng tốt kiến thức tiếp thu được từ lớp học, chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên đàn lợn nhà bào Thoảng sinh trưởng, phát triển tốt. Với 5 con lợn nái và 30 con lợn thịt, mỗi năm gia đình xuất bán trên 3 tấn lợn thịt và thu về hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Hay như gia đình anh Vừ Trùng Phùa, ở bản Nậm Pố 4, xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé), trước đây cũng nuôi lợn, thả cá nhưng thiếu kiến thức nên hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2015, anh Phùa được đào tạo nghề về kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng kiến thực đã học, đến nay anh đã xây dựng khu chăn nuôi rộng khoảng 2ha; nuôi gần 50 con lợn (gồm lợn thịt, lợn giống); chuồng trại được xây dựng khép kín để đảm bảo an toàn dịch bệnh và giúp cho vật nuôi phát triển khỏe mạnh. Tổng thu nhập gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ các chi phí đầu tư.

Đào tạo nghề góp phần mở cánh cửa đưa lao động nông thôn đến với nhà máy, xí nghiệp (Trong ảnh: Nghề cạo mủ cao su tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều lao động DTTS ở huyện Tuần Giáo – Điện Biên)
Đào tạo nghề góp phần mở cánh cửa đưa lao động nông thôn đến với nhà máy, xí nghiệp (Trong ảnh: Nghề cạo mủ cao su tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều lao động DTTS ở huyện Tuần Giáo – Điện Biên)

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

Cùng với đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với sinh kế cho lao động nông thôn, lĩnh vực GDNN của Điện Biên còn phát triển các ngành nghề, mở cánh cửa đưa lao động đến với các nhà máy, xí nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Để giải quyết “đầu ra” trong công tác đào tạo, các cơ sở GDNN trên địa bàn đẩy mạnh mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường trao đổi hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên là một ví dụ điển hình. Nhà trường hiện tổ chức đào tạo 7 nghề trình độ cao đẳng; 12 nghề trình độ trung cấp và hàng chục nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề thường xuyên. Ngoài tăng cường thực hiện mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, từ năm 2020 đến nay, nhà trường đã ký kết với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, giới thiệu việc làm cho lao động… Các hoạt động về tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm ngày càng được đẩy mạnh, giúp thêm nhiều học sinh, sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

Em Thào A Cấu, trú tại bản Phì Nhừ, xã Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông), là một trong những học viên của Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên. Sau khi tốt nghiệp khóa Hàn K1, Thào A Cấu đã được Công ty Cổ phần Cầu 12 - Tổng Công ty Công trình xây dựng giao thông 1 (Cenco 1) nhận vào làm việc. Với mức lương từ 8- 12 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hưởng các chế độ khác theo quy định, Cấu yên tâm với công việc của mình tại Công ty.

Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên, là một trong 12 cơ sở GDNN hiện có của tỉnh Điện Biên (gồm 3 trường cao đẳng, 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên cấp huyện). Từ các chương trình đào tạo nghề tại các cơ sở GDNN trên địa bàn, giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Điện Biên đã giải quyết việc làm mới cho trên 45.000 lao động, đạt bình quân trên 9.000 lao động/năm.

Tính đến cuối tháng 10/2021, tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển mới GDNN, đào tạo nghề cho cả năm với tổng số 8.185 người, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. (Trong ảnh: Lớp học Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên)
Tính đến cuối tháng 10/2021, tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển mới GDNN, đào tạo nghề cho cả năm với tổng số 8.185 người, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. (Trong ảnh: Lớp học Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên)

Được biết, năm 2022, tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu tuyển sinh đào tạo nghề cho 8.150 người theo các hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo việc làm cho người lao động trong thời gian dưới 3 tháng. 

Theo đó, Sở LĐTB&XH đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp; trong đó chú trọng triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển GDNN; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Giai đoạn 2011 – 2020, Điện Biên có gần 53,8 nghìn lao động nông thôn đã được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; số người có việc làm sau khi học xong nghề là trên 40,7 nghìn người, đạt tỷ lệ 75,7%. Đặc biệt, một số mô hình đào tạo nghề thí điểm (Trồng và chế biến cà phê; Kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà đồi, vườn; Vận hành máy thi công nền...) tỷ lệ học viên có việc làm sau khi học đạt trên 90%.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Xã hội - Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 1 giờ trước
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng thanh niên lập nghiệp đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.
Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Xã hội - Hồng Phúc - 1 giờ trước
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Xã hội - Như Tâm - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Giáo dục - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh

Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngay sau lễ đón chính thức được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội Bangladesh sáng nay, 21/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Shirin Sharmin Chaudhury.
Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Tin tức - L.Phương-L.Vũ - 2 giờ trước
Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Khoa học - Công nghệ - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 21/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết các hoạt động Chuyển đổi số theo Quyết định số 3330/QĐ - UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hội nghị sơ kết là dịp để địa phương, các tổ chức, đơn vị chia sẻ thông tin, đề ra giải pháp hỗ trợ tỉnh triển khai Chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang địa phương - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ngày 21/9, Đoàn công tác của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Mai Văn Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà trường làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, khả năng sử dụng tiếng nước láng giềng và tiếng DTTS của cán bộ, nhân viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.