Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)

Sỹ Hào - 21:13, 22/08/2024

Lao động - việc làm là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Kết quả thu thập được coi là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, “định vị” việc làm bền vững cho lao động ở vùng DTTS và miền núi.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)
Đào tạo nghề cho lao động người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Cần số liệu cho yêu cầu cấp bách

Ngày 10/7/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong Chỉ thị số 37-CT/TW, Ban Bí thư nhận định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐ nông thôn, đã có gần 10 triệu LĐ ở nông thôn được học nghề. Trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề; có 2,1 triệu người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người DTTS, LĐ nữ, các đối tượng chính sách được hỗ trợ học nghề.

Bộ LĐTB&XH đặt mục tiêu, đến năm 2030, có 40% LĐ người DTTS biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa; tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40% vào năm 2030.

“Tuy nhiên, LĐ nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS”, Chỉ thị số 37-CT/TW nhấn mạnh.

Trong khi công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn còn hạn chế, yếu kém thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết quý II/2024, cả nước có gần 38 triệu LĐ chưa qua đào tạo, phần lớn là LĐ nông thôn, LĐ người DTTS.

Giai đoạn 2021 – 2025, công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Giảm nghèo bền vững (Tiểu dự án 1 của Dự án 4); Xây dựng Nông thôn mới (Nội dung số 9 của Nội dung thành phần số 3); Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Tiểu dự án 3 của Dự án 5).

Theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG hướng tới mục tiêu đưa tỷ lệ LĐ nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%, góp phần nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước đạt 30% vào năm 2025.

Với LĐ người DTTS, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG nhằm mục tiêu đến năm 2025 có 50% LĐ trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu. Chiếu theo số liệu sơ bộ, thì sẽ có khoảng 4 triệu LĐ người DTTS được đào tạo nghề. Đây là con số không hề nhỏ cho một lộ trình thực hiện không dài (2021 – 2025, trên thực tế giữa năm 2022 mới triển khai do ảnh hưởng của đại dịch Covid 0-19). 

Trước đó, trong hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, được sửa đổi tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015), cả nước cũng chỉ mới đào tạo nghề được cho hơn 1,1 triệu LĐ người DTTS. Trong giai đoạn này, đa số LĐ người DTTS được đào tạo nghề nông nghiệp, thời gian đào tạo dưới 3 tháng.

Vì thế, đến năm 2019, kết quả điều tra kinh tế - xã hội của 53 DTTS cho thấy, trong 8,03 triệu người DTTS từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng LĐ, thì chỉ có 10,3% LĐ đã qua đào tạo, chủ yếu trình độ sơ cấp. Trong số LĐ người DTTS chưa qua đào tạo mà cuộc điều tra năm 2019 thu thập được, có không ít LĐ đã được học nghề dưới 3 tháng, nhưng quên nghề sau khi được đào tạo vì nhiều nguyên nhân.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 1
Tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp, tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%. (Ảnh minh họa).

Như vậy, để đạt mục tiêu chính sách tại 03 Chương trình MTQG, việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, nhất là LĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi, đã và đang là yêu cầu cấp bách. Nhưng để đổi mới toàn diện theo yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024, thì phải có dữ liệu chính xác về tình hình lao động – việc làm (LĐ - VL) hiện nay của LĐ người DTTS; phải tách bạch được LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng, ở từng địa bàn, từng dân tộc.

Yêu cầu này đang được thực hiện trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Với bộ câu hỏi về lĩnh vực LĐ - VL trong phiếu điều tra hộ DTTS, đối chiếu với dữ liệu trong phiếu điều tra xã, được kỳ vọng sẽ cho ra những thông số chính xác để các bộ, ngành, địa phương đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng.

Giải quyết việc làm bền vững

Hơn 10 năm trước, khi giám sát việc triển khai Đề án 1956 hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nhận định, LĐ người DTTS chủ yếu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (chiếm 70%); chỉ khoảng 2,86% LĐ đã qua đào tạo nghề, đại đa số là dưới 3 tháng. 

Trong khi đó, hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lao động, sản xuất và phát triển công nghiệp trên địa bàn miền núi, vùng DTTS còn rất hạn chế (tại Báo cáo số 581/BC-HĐDT13, ngày 25/10/2013).

Nhấn mạnh ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kiến nghị, trong quá trình triển khai Đề án 1956 ở vùng DTTS và miền núi, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo, dạy nghề gắn với thu hút LĐ vào doanh nghiệp.

Nâng cao tri thức, kỹ năng LĐ sản xuất cho nông dân và LĐ người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho nông dân và các DTTS bền vững".
Trích Báo cáo số 581/BC-HĐDT13 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Đây là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS.

Đồng thời, đây cũng là giải pháp để “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi, trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất.

Nhưng như đã nêu ở trên, tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp (tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%). Việc đào tạo nghề do các cơ sở công lập đảm nhận, doanh nghiệp gần như vắng bóng.

Thậm chí, theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH tại báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Đề án 1956, không những không tham gia mà một số chủ doanh nghiệp còn từ chối việc nhận học viên các lớp đào tạo nghề đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, LĐ người DTTS vẫn làm nghề nông, dù đã hoặc chưa được đào tạo nghề.

Năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS cho thấy, có 7,9/8,03 triệu LĐ người DTTS có VL, nhưng 73,3% LĐ làm việc trong lĩnh vực nông - lâm – ngư nghiệp (tỷ lệ này của cả nước là 35,3%); chỉ có 14,8% LĐ có VL trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; 11,9% làm dịch vụ.

Vì thế, thu nhập bình quân của LĐ người DTTS rất thấp, bình quân khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là dân tộc Mảng (436,3 nghìn đồng/người/tháng). Trong khi thu nhập bình quân cả nước năm 2019 đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng.

Từ những số liệu về LĐ – VL trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, để “định vị” VL bền vững cho LĐ người DTTS, từ năm 2021, cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong 03 Chương trình MTQG đã được xây dựng chặt chẽ hơn, gắn đào tạo với giải quyết VL.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 3
Đào tạo nghề gắn với giải quyết VL là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS; đồng thời cũng “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong Thông tư 15/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Tài chính quy định, việc hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho LĐ vùng DTTS và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu. Cơ chế này là nhằm khyến khích doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết VL cho LĐ người DTTS.

Nhờ đó, ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi, số LĐ có VL ngoài lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đã tăng lên, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế. Như Sóc Trăng, giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã giải quyết VL cho 43.880 LĐ, trong đó có trên 7.800 LĐ người DTTS.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 29.705 người; trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS. Tỷ lệ có VL sau đào tạo đạt trên 90%,; trong đó, học viên người DTTS sau học nghề có VL đạt trên 97,93%.

Với cơ chế chặt chẽ trong việc triển khai chính sách hỗ trợ thuộc 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, LĐ người DTTS được kỳ vọng sẽ được khắc phục; các địa phương sẽ đạt được những kết quả tích cực như ở tỉnh Sóc Trăng. 

Tới đây, khi kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS được bàn giao, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành phân tích tình hình LĐ – VL để có những định hướng chính sách trong giai đoạn tiếp theo.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý II/2024, cả nước có 52,5 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới đạt 28%. Trước đó, trong năm 2023, tỷ lệ LĐ qua đào tạo của cả nước là 27,6% trong tổng số 52,4 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên, tăng 0,3% so với năm 2022 (27,3%). Như vậy, hiện công tác đào tạo nghề vẫn còn cách chỉ tiêu 2%, để đạt mục tiêu 30% LĐ qua đào tạo vào năm 2025. Đó là chưa kể, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2025, lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên của nước ta sẽ tăng lên 58,7 triệu người, sẽ tiếp tục kéo dãn tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

Kinh tế - Tào Đạt - 44 phút trước
“MB Dream Home”, là minh chứng rõ nét cho sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo Ngân hàng Quân đội (MB) trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường. Gói vay này không chỉ xuất phát từ chiến lược kinh doanh mà còn dựa trên phân tích chính xác về tâm lý, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.
Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo

Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo "nóng" vụ nhiều nữ sinh tiểu học hút thuốc lá trong trường

Giáo dục - Tào Đạt - 3 giờ trước
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy có khoảng 6-7 nữ sinh của một trường tiểu học thản nhiên hút thuốc phì phèo và nói tục, chửi thề. Sau xác minh ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức và tác hại thuốc lá cho học sinh.

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 3 giờ trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Xác định, việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 3 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.