Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7)

Sỹ Hào - 06:16, 22/08/2024

Các điều kiện sống cơ bản của đồng bào DTTS hiện đã được cải thiện nhiều so với thời điểm năm 2019, nhưng vẫn mới dừng ở mức tối thiểu. Kết quả điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ phản ánh thực trạng các điều kiện sống của hộ DTTS, là cơ sở để các địa phương có lộ trình thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7)
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2022 đạt 92,1%; năm 2021 là 89,0%; năm 2020 là 86,4%. (Trong ảnh: Người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp cận nguồn nước sạch được cung cấp qua hệ thống cấp nước tập trung).

Các chỉ số đều tăng

Những năm qua, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng DTTS và miền núi đã góp phần quan trọng để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDGs) theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, các chỉ số điều kiện sống cơ bản ở vùng DTTS và miền núi (nguồn nước hợp vệ sinh, nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn điện sinh hoạt, các tiện nghi sinh hoạt,...) đã được cải thiện so với năm 2019.

Theo Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT ngày 26/7/2024 đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu SDGs của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), hết năm 2023, tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (gồm: Nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ) của cả nước đạt 98,6%.

Điều kiện về công trình nhà vệ sinh ở vùng DTTS và miền núi cũng được cải thiện rõ rệt. Năm 2019, tỷ lệ hộ DTTS ở khu vực nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 54,5%; đến năm 2022 tỷ lệ này tăng lên 94,0%. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc đạt tỷ lệ 91,1%; Tây Nguyên 91,7; Đồng bằng sông Cửu Long đạt 91,3%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đạt 96,6%;...

Với riêng nguồn nước sạch được cung cấp qua hệ thống cấp nước tập trung (nước máy), báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ dân số sử dụng đạt quy chuẩn QCVN:022009/BYT của Bộ Y tế đạt 57%; ở khu vực đô thị, tỷ lệ này là 96%.

Trước đó, các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu SDGs năm 2022, năm 2021 và năm 2020 của Bộ KH&ĐT cũng đã phản ánh sự tiến triển trong nỗ lực cải thiện điều kiện tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng DTTS.

Cụ thể, với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỷ lệ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh năm 2022 đạt 92,1%; năm 2021 là 89,0%; năm 2020 là 86,4%). Với vùng Tây Nguyên, tỷ lệ tương ứng là: 97,9% - 97,7% - 96,7%.

Trong các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống thì Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn có tỷ lệ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất. Trong đó, năm 2022 và năm 2021, toàn vùng có 98,5% dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ này năm 2020 là 97,5%.

Như vậy, điều kiện về nguồn nước hợp vệ sinh đã được cải thiện so với năm 2019 - thời điểm Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ hai.

Tại thời điểm đó, tỷ lệ dân số được tiếp cận nguồn nước máy bình quân chung cả nước là 52%; riêng khu vực nông thôn chỉ đạt 34,8%. Trong khi, tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước giếng khoan là 22,8%; tỷ lệ dân số sử dụng giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ là 11,4%.

Với dân số là đồng bào DTTS, từ số liệu điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ hai, các chuyên gia cũng đã phân tích, tại thời điểm năm 2019, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 88,6%, tăng 15,3 điểm phần trăm so với năm 2015; nguồn nước chủ yếu là từ nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ.

Cùng với việc cải thiện rõ rệt về tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thì tỷ lệ hộ tiếp cận điện cũng tiếp tục tăng so với năm 2019. Theo Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT của Bộ KH&ĐT, hết năm 2023, tỷ lệ hộ tiếp cận điện của cả nước đạt 99,74% (năm 2019 là 96,7%).

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7) 1
Theo Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT của Bộ KH&ĐT, hết năm 2023, tỷ lệ hộ tiếp cận điện của cả nước đạt 99,74% (năm 2019 là 96,7%).

Với các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận điện cũng tăng theo từng năm. Đơn cử, ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt năm 2022 là 99,4% (năm 2020 là 98,2%); vùng Tây Nguyên có tỷ lệ tương ứng là 99,9% và 98,9%...

Trước đó, năm 2019, điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ hai cho thấy, cả nước có 96,7% hộ DTTS sử dụng điện, tăng 2,8 điểm phần trăm so với năm 2015.

Còn nhiều thách thức

Cùng với các điều kiện vệ sinh thì các chỉ số về tiện nghi sinh hoạt của hộ DTTS đã được cải thiện. Hiện đa số gia đình ở vùng DTTS và miền núi có tivi, đài (radio, radio casetts), máy vi tính (máy bàn, laptop), điện thoại cố định, di động, máy tính bảng… từ đó, người dân có điều kiện tiếp cận thông tin văn hóa, xã hội và công nghệ thông tin.

Hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, việc tiếp cận với nguồn nước khá khó khăn. Đặc biệt vào mùa khô, nhiều vùng bị xâm nhập mặn dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra khá phố biến. Thậm chí, nhiều nơi có nước nhưng không sử dụng được do nguồn nước bị ô nhiễm"
Ông Nguyễn Ngọc Sơn
Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Số liệu cụ thể về thực trạng các điều kiện sống cơ bản của hộ DTTS sẽ được thu thập trong cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (dự kiến công bố vào tháng 7/2025). 

Nhưng, đối chiếu vào đời sống của đồng bào các DTTS hiện nay, nhất là với các dân tộc rất ít người, cũng đã cho thấy điều kiện sống cơ bản của đồng bào tiếp tục được cải thiện rõ rệt.

Đơn cử là dân tộc Brâu, một trong số 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người của nước ta, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, dân tộc Brâu hiện có 161 hộ/513 khẩu, sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi).

Tại thời điểm năm 2019, dân tộc Brâu mới chỉ có 61,6% hộ được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 8,2%; tỷ lệ hộ có ti vi là 73,6%;... Với nguồn lực từ các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người, tình hình tiếp cận các điều kiện sống cơ bản của dân tộc Brâu đã được nâng lên. 

Hiện 100% hộ dân tộc Brâu đã tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; điều kiện tiếp cận thông tin của đồng bào cũng được cải thiện khi tỉnh Kon Tum đã đầu tư một trạm thu, phát sóng truyền hình tại xã Pờ Y, đồng thời cấp miễn phí phương tiện nghe nhìn cho đồng bào.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7) 3
Trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan, đe dọa an ninh nguồn nước thì việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho khu vực miền núi, vùng DTTS đối diện nhiều thách thức. (Ảnh minh họa)

Những số liệu nêu trên cho thấy, các điều kiện sống cơ bản của đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, các chỉ số này chủ yếu mới đáp ứng ở mức tối thiểu về số lượng, còn về chất lượng của các chỉ số là một vấn đề cần quan tâm.

Lấy dẫn chứng ở việc tiếp cận nước sinh hoạt, hiện đồng bào DTTS mới chỉ cơ bản được đáp ứng ở nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó chủ yếu là từ nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ. Trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan, đe dọa an ninh nguồn nước thì việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho khu vực miền núi, vùng DTTS đối diện nhiều thách thức.

Tiếp nối chính sách của các giai đoạn trước, thời gian qua, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt từ nguồn vốn Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ/TTg (Chương trình MTQg 1719).

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7) 4
Chương trình MTQG 1719 đặt mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ; hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng. (Trong ảnh: Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ téc nước từ vốn Chương trình MTQG 1719)

Đây là chính sách thiết thực, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, phù hợp với thực tiễn, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các DTTS. Tuy nhiên, trong điều kiện phải bố trí nguồn lực thực hiện nhiều chính sách thành phần nên Chương trình MTQG 1719 chỉ đặt mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ; hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng.

Cùng với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh thì các chỉ số về điều kiện sinh hoạt của đồng bào ở vùng DTTS và miền núi cũng đang được đáp ứng ở mức tối thiểu, còn thấp hơn nhiều so với các vùng khác. Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ KH&ĐT tại Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT ngày 26/7/2024, một trong những khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs là dữ liệu để phục bụ công tác theo dõi, giám sát, đánh giá còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội năm 2024 được kỳ vọng sẽ phản ánh tổng quan, chính xác hơn về thực trạng điều kiện sinh hoạt cơ bản hiện nay của các hộ DTTS. Kết quả cuộc điều tra sẽ được bàn giao cho Ủy ban Dân tộc để tiến hành đánh giá, phân tích, từ đó có những định hướng quan trọng để các địa phương vùng DTTS và miền núi thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp, tiếp tục cải thiện điều kiện sống cơ bản của người dân.

Các điều kiện sinh hoạt cơ bản: Nguồn nước hợp vệ sinh, công trình nhà vệ sinh, tiếp cận điện lưới,... là những chỉ số được yêu cầu trong 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030. Để cải thiện các chỉ số này, trong Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT ngày 26/7/2024, Bộ KH&ĐT khuyến nghị, các địa phương cần sử dụng hiệu quả và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn 03 Chương trình MTQG; đồng thời bố trí nguồn lực để thực hiện thương xuyên và định kỳ công tác thu thập số liệu, theo dõi và báo cáo việc thực hiện các mục tiêu SDGs.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Thời sự - PV - 22:45, 12/09/2024
Chiều 12/9, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra và thăm hỏi, động viên Nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Tin tức - Như Tâm - 21:41, 12/09/2024
Chiều 12/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu - Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì buổi lễ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Tin tức - Minh Thu - 21:36, 12/09/2024
Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Cao Bằng, chiều tối 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đi thăm, động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát với Nhân dân huyện Nguyên Bình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tin tức - Ngọc Vân - 17:42, 12/09/2024
UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vừa ban hành Kế hoạch: Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và Cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) huyện Tràng Định năm 2024.
Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Chí - 17:38, 12/09/2024
Chiều 12/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Tính đến thời điểm hiện tại, giao thông vào xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn đang bị tê liệt hoàn toàn, bởi nước lũ dâng cao suốt nhiều ngày qua. Hàng trăm hộ dân thôn Hạnh Phúc và Minh Tân của xã phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, không điện, không nước, thiếu lương thực trầm trọng…
Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Tin tức - Trọng Bảo - 17:36, 12/09/2024
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại buổi làm việc, kiểm tra thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Xã hội - Vân Khánh - 17:04, 12/09/2024
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng, đồng thời tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 12/09/2024
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu thì các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. Điều này có thể dẫn tới những sai số dữ liệu đã được điều tra so với thực tế hiện nay. Vì vậy, khi phân tích dữ liệu điều tra cần có sự thận trọng, đánh giá đa chiều và cập nhật số liệu mới để tránh sai số, từ đó phục vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.
Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Media - Ngọc Chí - 16:29, 12/09/2024
Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có hơn 86% dân số là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội hóa giúp đồng bào DTTS xóa nhà tạm. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 16:21, 12/09/2024
Sau 2 năm triển khai, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng tại vùng Tây Nguyên, với sự tham gia tư vấn, hỗ trợ tích cực của đội ngũ khuyến nông cộng đồng đã giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum mạnh dạn thay đổi, phát triển mở rộng diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận quốc tế.