Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1)

Sỹ Hào - 08:39, 19/08/2024

Cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai trên phạm vi 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Là một trong những đối tượng của cuộc điều tra, hộ dân cư người DTTS sẽ được thu thập các thông tin liên quan đến dân số, việc làm, điều kiện phục vụ sản xuất và các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS, là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1)
Cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 được Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai trên phạm vi 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ ngày 01/7 đến 15/8/2024. (Trong ảnh: Lễ ra quân toàn quốc được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình ngày 01/7/2024)

Băn khoăn chuyển đổi chính sách dân số

Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, một trong những thách thức của công tác dân số của nước ta hiện nay là mức sinh thấp. Năm 2023, mức sinh của cả nước là khoảng 1,96 con/phụ nữ (năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ; năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ). Mức sinh của Việt Nam được Bộ Y tế dự báo tiếp tục giảm trong thời gian tới; thậm chí có nguy cơ tỷ lệ tăng dân số bình quân ở mức thấp (-0,04%) vào năm 2059.

Trước thực tế này, trong dự thảo Luật Dân số đang xây dựng (dự kiến trình Quốc hội trong năm 2025), Bộ Y tế đề xuất bỏ quy định cặp vợ chồng chỉ “sinh một hoặc hai con”. Đây là quy định tại Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đang có hiệu lực thi hành.

“Cục Dân số cần phối hợp với các đơn vị, tổ chức, liên quan đánh giá thực trạng công tác dân số; dự báo tác động của các yếu tố dân số đến phát triển kinh tế - xã hội để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền định hướng xây dựng chính sách”.
Đào Hồng Lan
Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mục tiêu của việc không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng theo đề xuất của Bộ Y tế là nhằm tăng mức sinh, trong bối cảnh dân số đang già hóa nhanh. 

Nhưng việc bỏ quy định “chỉ hai là đủ” hiện nay lại chưa phù hợp, nhất là ở khu vực miền núi, vùng DTTS, khi ở địa bàn này mức sinh vẫn cao, trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Một số liệu của Cục Dân số (Bộ Y tế) cho thấy, riêng vùng Trung du miền núi phía Bắc - “túi nghèo” của cả nước, hiện mức sinh bình quân toàn vùng là 2,43 con/phụ nữ. Hơn nữa, viễn cảnh “con bồng, cháu bế” trong các hộ DTTS ở Trung du miền núi phía Bắc vẫn treo lơ lửng; bởi theo điều tra năm 2021 của Cục Dân số, phụ nữ 20 - 24 tuổi có con ở tuổi chưa thành niên ở địa bàn này là 19,9% (trung bình cả nước là 8,2%).

Như vậy, công tác dân số đang đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn trong chuyển đổi chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Trước thực tế này, các chuyên gia khuyến nghị, chính sách dân số trong tình hình hiện nay phải được điều chỉnh cho phù hợp, có chính sách theo vùng thay vì cả nước như nhau.

Với vùng DTTS và miền núi, nhất là ở những dân tộc có mức sinh cao, việc duy trì mức sinh theo quy định tại Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 là rất cần thiết; đồng thời phải cân bằng mức sinh và bảo đảm được chất lượng dân số từ những những chính sách về dân số phù hợp.

Có một thực tế là, với quá trình di cư, 53 DTTS của nước ta sinh sống xen kẽ ở nhiều địa phương; không phải một dân tộc sinh sống tập trung tại một địa bàn. Do đó, để có chính sách phù hợp thì việc thu thập thông tin về dân số của các DTTS phải được điều tra trên phạm vi cả nước.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1) 2
Đề xuất bỏ quy định mỗi gia đình chỉ sinh hai con hiện chưa phù hợp với khu vực miền núi, vùng DTTS, khi ở địa bàn này mức sinh vẫn cao, trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)

Năm 2015, cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ nhất được tiến hành; lần thứ hai được thực hiện năm 2019. Kết quả từ 2 cuộc điều tra là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng, ban hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng DTTS và miền núi, trong đó có chính sách về dân số.

Giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, được phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg, ngày 31/7/2017. Trong đó, với Dự án 3 “Dân số và phát triển”, Chương trình xác định mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số về thể chất; giảm tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em, thu hẹp chênh lệch các chỉ số sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng, miền trong cả nước.

Từ năm 2021, cùng với những chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực Y tế - Dân số thì Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 dành riêng 1 dự án (Dự án 7) được thiết kế với nội dung chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Bảo vệ các dân tộc rất ít người

Cách đây gần 10 năm (năm 2015), cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần đầu tiên được triển khai. Kết quả điều tra nhân khẩu học từ cuộc điều tra đó đã đưa ra những con số đáng quan ngại về dân số và chất lượng dân số của các dân tộc có dân số rất ít người của nước ta.

Trước khi có cuộc điều tra lần đầu tiên, một số dân tộc có dân số rất ít người của nước ta cũng đã có chính sách hỗ trợ đặc thù (gồm các dân tộc: Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu); nhưng đối tượng thụ hưởng ít, địa bàn triển khai không nhiều, lại chủ yếu đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh. Trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 cũng có chính sách dân số cho các dân tộc rất ít người, nhưng chưa nêu mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

Chính sách dân số đối với các DTTS rất ít người có bước ngoặt khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết xác định, chính sách dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân. Một trong những mục tiêu Nghị quyết đặt ra là bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1) 3
Trước khi có cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ nhất – năm 2015, một số dân tộc có dân số rất ít người của nước ta cũng đã có chính sách hỗ trợ đặc thù, nhưng đối tượng thụ hưởng ít, địa bàn triển khai không nhiều, lại chủ yếu đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh. (Trong ảnh: Từ năm 2011, đồng bào dân tộc Mảng ở Lai Châu được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: Tào Đạt)

Cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW, căn cứ trên những số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, Chương trình “Bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người giai đoạn 2021 - 2030” được xây dựng và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 10/4/2020.

Đặc biệt, số liệu thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS (được thực hiện trong 02 cuộc điều tra năm 2015 và năm 2019) là dữ liệu chính để Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Từ những “con số biết nói”, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị thông qua Đề án Tổng thể tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Chương trình MTQG tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội đồng ý tuyệt đối.

Trong Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, bên cạnh Dự án 7: “Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thì chính sách dân số đối với các dân tộc rất ít người còn được quy định tại Dự án 9: “Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Điều này thể hiện nguyên tắc ưu tiên trong Chương trình MTQG, đồng thời cũng đã thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới.

Sau gần 4 năm thực hiện, Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, dân số và chất lượng dân số của các dân tộc ít người đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, như nhận định của bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), nguy cơ biến mất của một số dân tộc có dân số ít, nhất là các dân tộc có dân số dưới 1.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La) luôn hiện hữu khi mà chất lượng dân số vẫn còn rất thấp, trong khi điều kiện đời sống kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1) 4
Năm 2024, đối với các DTTS có quy mô dân số dưới 10.000 người, công tác điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội sẽ được thực hiện ở toàn bộ các hộ tại địa bàn vùng DTTS trên cả nước. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)

Vì vậy, để bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW, bên cạnh thực hiện hiệu quả chính sách theo Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thì cũng cần có lộ trình xây dựng chính sách dân số và phát triển đặc thù đối với các dân tộc này.

Đây cũng là một ưu tiên trong cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ ba - năm 2024. Theo đó, đối với vùng DTTS nói chung, công tác điều tra sẽ được thực hiện theo điều tra chọn mẫu; quy mô mẫu được phân bổ bảo đảm mức độ đại diện đến cấp huyện về một số chỉ tiêu nhân khẩu học của các dân tộc nói chung và từng DTTS chủ yếu trong huyện nói riêng. Riêng đối với các DTTS có quy mô dân số dưới 10.000 người thì sẽ tiến hành điều tra toàn bộ các hộ tại địa bàn vùng DTTS trên cả nước.

Trong Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII yêu cầu: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - T.Nhân-N.Triều - 2 giờ trước
Chiều 16/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ nghèo có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo trong mùa thi.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cùng đi có lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La và UBND huyện Mai Sơn.
Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe các báo cáo liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo nguồn tin tại Lai Châu, khoảng 10 giờ 30 phút sáng 16/5, tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở khiến nhiều người thương vong.
Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Pháp luật - Minh Nhật - 5 giờ trước
Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên - bà Trương Thị Thu Hương vừa bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng.
Con đường thắm tình quân dân

Con đường thắm tình quân dân

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm ở lưng chừng núi, cả làng có 81 hộ, 277 nhân khẩu, 100% là đồng bào Xơ Đăng. Con đường vào làng chỉ dài gần 2 km, nhưng do địa hình đồi núi dốc nguy hiểm, đặc biệt khi mùa mưa, con đường trơn trượt, nên chẳng có một phương tiện nào có thể lưu thông được. Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tháng 2/2025, huyện Đăk Glei tiến hành đầu tư xây dựng đường giao thông lên làng Kon Tuông.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.