Cùng với hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề thì việc kết nối giải quyết việc làm, thúc đẩy lao động người DTTS tham gia thị trường lao động ngoài nước, là nội dung trọng tâm của Tiểu dự án 3 – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719. Những cơ chế, chính sách trong Chương trình MTQG được kỳ vọng “khơi thông” con đường xuất khẩu lao động - giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa có nhiều khởi sắc.
Theo thông tin của UBND huyện Giồng Riềng, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được tỉnh phân bổ cho huyện từ năm 2022 đến năm 2024 là 40 tỷ 875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người DTTS.
Xã hội -
Lê Hường-Phan Trọng -
19:06, 19/10/2021 Các tỉnh Tây Nguyên đã và đang rất nỗ lực hỗ trợ công dân hồi hương, nhưng tất cả mới chỉ là giải pháp tạm thời. Để người trở về tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương, giải quyết bài toán việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là lao động hồi hương trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cần phải được tính toán kỹ với chiến lược kế hoạch bài bản, lâu dài.
Ở các tỉnh miền núi, vùng DTTS, do nhiều nguyên nhân, công tác phát triển bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện vẫn là một bài toán khó. Để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện ở địa bàn này, việc xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp là rất cần thiết.
Sau dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân khắp cả nước, nhiều lao động ở các thành phố mất việc làm, trở về quê sinh sống. Hiểu được nhu cầu việc làm của người dân ở quê nhà, anh Nguyễn Minh Trọng đã quyết định rời TP. Hồ Chí Minh, trở về quê huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk mở xưởng may, tạo việc làm cho hàng trăm lao động người DTTS.
Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lao động người DTTS được hỗ trợ từ chi phí đào tạo, học ngoại ngữ, học nghề, khám sức khỏe,… cho đến thủ tục xuất nhập cảnh và cho vay toàn bộ chi phí với lãi suất ưu đãi. Tuy vậy, người dân ở các huyện nghèo vẫn chưa mặn mà tiếp cận chính sách này.
Lao động - việc làm là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Kết quả thu thập được coi là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, “định vị” việc làm bền vững cho lao động ở vùng DTTS và miền núi.
Đó là thông tin mà rất nhiều lao động là người DTTS ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn... phấn khởi khi chia sẻ với chúng tôi về việc họ tham gia BHXH tự nguyện. Trải qua hơn 13 năm thực hiện, từ thực tiễn chứng minh chính sách BHXH tự nguyện thật sự là một chính sách có ý nghĩa sâu sắc đối với người lao động tự do, có thu nhập thấp và không ổn định, trong đó có lao động người DTTS, giúp người tham gia được hưởng lương hưu.
Bạn đọc -
Nhóm PVĐT -
11:59, 07/01/2021 Khoảng 12 trường hợp công nhân bị dị ứng với dầu nhũ hóa gây ghẻ, lở; 72 công nhân mắc bệnh bụi phổi..., đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là lao động người DTTS. Nguyên nhân do đâu? Do chất lượng dầu nhũ hóa gây ra; do thiết bị bảo hộ lao động không đạt chuẩn hay vì nguyên nhân chủ quan nào? Dù chưa có câu trả lời, hay kết luận thỏa đáng của các cơ quan chức năng, nhưng đó là thực tế đang diễn ra tại một số công ty than trên địa bàn Quảng Ninh, trong đó nổi lên là ở Công ty Cổ phần Than Mông Dương, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Tình trạng nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang là một thách thức lớn nhất hiện nay; trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu là người DTTS. Một phần nguyên nhân là do việc thiết kế, thực thi chính sách mới dừng lại ở khâu “cho xâu cá” là chính mà chưa thực sự phát huy nội lực của người dân để “trao cần câu”.
Xã hội -
Sỹ Hào -
10:34, 17/06/2020 Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện nay, số lao động người DTTS ở các địa phương miền núi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện còn rất hạn chế. Để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân thì cũng cần nghiên cứu xem xét nới rộng quyền lợi cho người tham gia.
Xã hội -
Hồng Diễm -
14:55, 17/10/2021 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số người đi làm ăn xa trở về các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng tăng đột biến. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, đã có trên 50.000 người trở về, trong đó có rất đông là người DTTS, người dân sinh sống ở vùng ĐBKK, bãi ngang. Vì vậy ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề tạo việc làm cho lao động hồi hương, rất cần được chính quyền địa phương quan tâm ưu tiên tìm giải pháp.
Thực hiện công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động (LĐ) người DTTS, thời gian qua, đã có hàng nghìn LĐ người DTTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được tham gia các lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, đồng bào đã tự tin trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Kinh tế -
Thanh Thúy - Nam Bình -
15:15, 28/10/2019 Công ty CP Than Vàng Danh - đơn vị thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại với lao động người DTTS trong Công ty. Cuộc gặp được tổ chức nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất… của công nhân lao động người DTTS. Từ đó có chính sách phù hợp, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Công ty, góp phần vào thực hiện 2 mục tiêu lớn của đất nước: Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và Chương trình quốc gia về xóa nghèo bền vững.
Thực trạng trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật (CMKT) rất thấp của phần lớn lao động DTTS ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập đã được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh trong số báo 1605, ra ngày 18/3. Điều này đặt ra yêu cầu, phải nhìn thẳng vào hạn chế của công tác giáo dục, đào tạo (GD&ĐT) cho lao động DTTS lâu nay.
Bạn đọc -
Thiên Đức -
21:19, 09/11/2020 Không hợp đồng lao động (HĐLĐ), không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và không trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) là thực trạng khá phổ biến đối với lao động người DTTS. Tình trạng này đang gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy trong cuộc sống của người lao động.
Xã hội -
Sỹ Hào -
09:52, 18/03/2020 Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) được xem là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi. Trong thời đại cách mạng 4.0, khi cơ cấu, thị trường, việc làm… đang thay đổi mạnh mẽ thì việc nâng cao trình độ CMKT cho lao động DTTS càng trở nên cấp bách.