Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

" Chúng tôi cũng có lương hưu..."

Lạc Lạc - 18:43, 01/11/2022

Đó là thông tin mà rất nhiều lao động là người DTTS ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn... phấn khởi khi chia sẻ với chúng tôi về việc họ tham gia BHXH tự nguyện. Trải qua hơn 13 năm thực hiện, từ thực tiễn chứng minh chính sách BHXH tự nguyện thật sự là một chính sách có ý nghĩa sâu sắc đối với người lao động tự do, có thu nhập thấp và không ổn định, trong đó có lao động người DTTS, giúp người tham gia được hưởng lương hưu.

"Mở" chính sách để lao động tự do an tâm khi về già 

Trước đây, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (làm việc có hợp đồng lao động, công chức, viên chức...) đóng BHXH đủ số năm theo quy định, khi về nghỉ hưu mới được nhận lương hưu hằng tháng và một số chính sách an sinh xã hội khác.

Từ năm 2008 đến nay, Đảng, Nhà nước ta bổ sung chính sách BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho lao động làm nông, lâm, ngư nghiệp, lao động tự do có khoản để dành cho tuổi già. Để thu hút đông đảo người dân có thể tham gia, chính sách BHXH tự nguyện được thiết kế mở, linh hoạt. 

Đặc biệt, lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất,...; Đối với những người tham gia BHXH bắt buộc, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện và lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu (trước đây, trường hợp này chỉ được hưởng BHXH một lần, khiến họ chịu nhiều thiệt thòi).

Nhiều người DTTS có lương hưu khi được tham gia BHXH tự nguyện (Ảnh H.A)
Nhiều người DTTS có lương hưu khi được tham gia BHXH tự nguyện (Ảnh H.A)

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể chủ động lựa chọn mức đóng. Mức đóng thấp nhất bằng 22% mức thu nhập do người lao động lựa chọn (tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn theo từng giai đoạn, từ năm 2021 về trước là 154.000 đồng/người/tháng, giai đoạn 2022-2025 là 330.000 đồng/người/tháng). Mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 1,49 triệu đồng/người/tháng).

Sau hơn 13 năm triển khai, chính sách BHXH tự nguyện từng bước đi vào đời sống Nhân dân, được Nhân dân đón nhận. Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh, đến hết năm 2021, cả nước có hơn 1,45 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 2,96% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, cao hơn 1,96% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW (năm 2021 là 1%). Điều đó cho thấy, chính sách BHXH tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò trụ cột an sinh trong việc đảm bảo quyền an sinh cho mọi tầng lớp.  

Ông Chu Mạnh Sinh, Phó tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: BNXH Việt Nam tiếp tục đề xuất tham mưu với Chính phủ đưa ra những chính sách thông thoáng, tạo tiền đề để nhiều người dân có thể tham gia BHXH tự nguyện, qua đó được tiếp cận, thụ hưởng, bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội.

Chúng tôi cũng có lương hưu...

Làm việc tại Công ty TNHH cơ khí Hùng Vinh được 18 năm, vì lý do việc gia đình, chị Sùng Thị Dính, dân tộc Mông ở Hà Giang nghỉ việc, trong khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu hằng tháng. Thay vì nhận tiền BHXH một  lần, chị đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện, đóng nối vào thời gian tham gia bảo hiểm trước đó thêm 2 năm nữa cho đủ số năm theo quy định là 20 năm. 

 “Nhờ chính sách BHXH tự nguyện, hiện nay, đều đặn mỗi tháng, tôi được hưởng mức lương hưu gần 2 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn, nhưng ổn định, giúp tôi trang trải cuộc sống, chủ động về kinh tế, không phải phụ thuộc vào con cháu trong sinh hoạt hàng ngày. Thiết thực, ý nghĩa nhất là tôi  vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí nên yên tâm mỗi khi đau ốm", chị Dính chia sẻ:

Cũng được nhận lương hưu hàng tháng, ông Lý Seo Sùng, dân tộc Mông ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Năm 2009 ông là cán bộ thủy lợi, nhưng vì sức khỏe yếu nên ông  phải xin nghỉ hưu trước tuổi, thời điểm đó ông đã tham gia BHXH bắt buộc được gần 15 năm, lúc nghỉ hưu ông đã định lấy BHXH một lần, vì lúc đó buôn bán được nên cuộc sống cũng tạm ổn. Nhưng khi đến làm thủ tục nhận BHXH, ông được chị cán bộ làm bảo hiểm tư vấn, vận động ông tham gia đóng tiếp 5 năm BHXH  tự nguyện để đủ điều kiện 20 năm, thì được hưởng lương hưu hàng tháng. 

Sau khi biết được lợi ích của BHXH tự nguyện nên ông đã quyết định không nhận BHXH một lần, mà tiếp tục đóng bảo hiểm đủ 20 năm. Đến nay, ông đã được hưởng lương hưu 8 năm, mỗi tháng khoảng gần 2 triệu.

 "Số tiền này tuy không nhiều nhưng giúp tôi trang trải cuộc sống, chủ động về kinh tế. Lợi ích nhất là tôi được cấp thẻ BHYT miễn phí, với mức quyền lợi hưởng 95%. Những năm qua, nhờ có tấm thẻ "cứu cánh" này, tôi đã an tâm mỗi khi đến bệnh việc khám chữa bệnh", ông Lý Seo Sùng thông tin.

Cùng chung suy nghĩ, anh Giàng A Phứ, Trưởng bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ,huyện Vân Hồ (Sơn La) phấn khởi kể: Anh là một trong những hộ được tặng sổ BHXH miễn phí hỗ trợ anh ban đầu, anh rất vui vì sau này sẽ giúp anh có lương hưu khi về già. "Tôi sẽ cố gắng duy trì nộp gối vào các năm tiếp theo và sẽ tuyên truyền vận động người dân trong bản tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để được hưởng các chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước", anh Phứ nói.

Có thể thấy, chính sách BHXH tự nguyện ra đời từ năm 2008, đã mang đến cơ hội cho hàng chục triệu người dân, lao động tự do được đảm bảo về an sinh xã hội, tạo cơ hội cho mọi người lao động ở khu vực phi chính thức được tham gia BHXH. 

Được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ mức đóng, cấp miễn phí thẻ bảo hiểm Y tế, BHXH tự nguyện hoạt động không vì lợi nhuận và nên không bao giờ vỡ quỹ, bởi mục đích duy nhất của chính sách BHXH tự nguyện là vì cuộc sống của người dân./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất

Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất

Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm. Uống đủ nước hằng ngày. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 7 phút trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.
Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu tái định cư vùng thiên tai ở thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện miền núi An Lão.
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 14 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 25 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.