Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam trải rộng tấm lưới an sinh từ BHXH tự nguyện

PVCĐ - 14:30, 08/08/2022

Là một tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế, xã hội còn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, các cấp ngành của tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề an sinh bền vững. Theo đó, lực lượng chức năng nỗ lực bằng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Người dân xã A Tiêng tham gia buổi tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người dân xã A Tiêng tham gia buổi tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

"Xé đêm" vận động người dân

Từ lúc gà gáy tinh mơ cho đến khi mặt trời đi ngủ, đồng bào Cơ tu thôn Achiing, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã ở trên nương lên rẫy. Cuộc sống của đồng bào vốn vất vả lại tiềm ẩn đầy rủi ro. Chẳng may người nào mà bị tai nạn lao động hay về già thiếu thốn, thì chỉ biết dựa vào giàng (trời) mà thôi. Thấu hiểu điều đó, cán bộ ngành BHXH dù ở xa xôi vẫn đến tận nhà đồng bào vào buổi tối để tuyên truyền BHXH tự nguyện.

Buổi tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT được tổ chức tại thôn Achiing vào một đêm mùa hè nóng bức. Thế nhưng, hơn 100 người dân trong thôn đã đến nghe và có 17 người tham gia BHXH tự nguyện.

Ông Agiêng Hil đã từng rất phân vân, không hiểu đây là chính sách của Nhà nước hay của công ty bảo hiểm tư nhân. Tại buổi tuyên truyền, sau khi các thắc mắc được giải đáp, ông Hil đã phấn khởi tham gia mua BHXH tự nguyện.

Ông nói: “Sau khi được cán bộ thôn, xã giải thích, giờ nghe thêm cán bộ BHXH giải đáp nhiều vấn đề, tôi hiểu và tham gia ngay. Tôi chỉ mong có sức khỏe để làm ăn, có tiền tham gia BHXH tự nguyện, để có lương hưu khi về già”.

Bà Agiêng Thị Dúi (SN 1972), sau khi nghe tuyên truyền đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện và đóng luôn một lần cho 5 năm. Mức thu nhập bà Dúi lựa chọn tham gia là đóng theo mức hộ nghèo khu vực nông thôn. Tổng số tiền đóng 5 năm sau khi đã trừ đi số tiền ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ, bà Dúi đóng hơn 10,8 triệu đồng. Theo bà Dúi, đây là số tiền bà tích cóp được từ việc làm nương rẫy, làm thuê.

Ông Đoàn Mai, Giám đốc BHXH huyện Tây Giang, chia sẻ: “Bà con chủ yếu đi làm nương rẫy, nên BHXH huyện và Bưu điện huyện phối hợp triển khai tuyên truyền vào buổi tối. Khi biết đó là chính sách của Đảng và Nhà nước, có sự hỗ trợ kinh phí tham gia từ ngân sách nhà nước, bà con mới tin và đăng ký tham gia vào chính sách BHXH tự nguyện”.

Ông Đoàn Mai cho biết thêm, trong 2 năm dịch bệnh, số người tham gia BHXH tự nguyện ở Tây Giang không tăng mà lại giảm. Vì thế, việc tuyên truyền phát triển người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ được đẩy mạnh trong năm nay, và các năm tiếp theo. Theo ông Đoàn Mai, cuối năm 2022 chỉ còn 250 người tham gia BHXH tự nguyện. Đến nay, nhờ tích cực tuyên truyền từ đại lý, cán bộ BHXH, nhân viên bưu điện, đã có thêm nhiều người tham gia BHXH tự nguyện, nâng tổng số người tham gia ở huyện Tây Giang lên hơn 380 người.

Ra quân vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHXH tự nguyện tại Quảng Nam
Ra quân vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHXH tự nguyện tại Quảng Nam

Trợ lực cho BHXH tự nguyện

Xác định đối tượng mà BHXH tự nguyện hướng tới, thường là những lao động phi chính thức, gia đình ở vùng sâu vùng xa, vùng DTTS, do đó, tỉnh Quảng Nam đã trợ lực bằng việc hỗ trợ các đối tượng khi tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Cụ thể, từ 26/2, BHXH Quảng Nam đã có thông báo về việc hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khác. Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Quảng Nam, đối tượng tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó, mức đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1,5 triệu đồng/tháng. Từ năm 2022, người có hộ khẩu tại Quảng Nam khi tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách hỗ trợ theo chuẩn nghèo nông thôn.

Cụ thể, người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 40%, hộ cận nghèo 35% và hộ khác 15%. Theo đó, mức đóng hàng tháng thấp nhất với người thuộc hộ nghèo là 198.000 đồng; hộ cận nghèo là 214.500 đồng; hộ khác là 280.500 đồng.

Phương thức đóng có thể lựa chọn đóng hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm). Người tham gia cũng có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với trường hợp tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng không quá 10 năm.

Người đóng BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu, khi nam đủ 60 tuổi 6 tháng, nữ đủ 55 tuổi 8 tháng trở lên và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Kể từ thời điểm hưởng lương hưu người hưởng được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT.

Khi người tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu được hưởng BHXH một lần, thì được giải quyết theo quy định. Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, hoặc đang hưởng lương hưu khi chết, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Tỉnh Quảng Nam phấn đầu trong năm 2022 sẽ vận động hơn 33.000 người tham gia BHXH tự nguyện. qua đó giúp cho đời sống an sinh của người dân được đảm bảo một cách bền vững. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 6 phút trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.
Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu tái định cư vùng thiên tai ở thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện miền núi An Lão.
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 13 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 19 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 24 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.