Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tham gia BHXH tự nguyện, nguồn thu nhập quan trọng khi về già

Lê Thiết - 13:33, 11/11/2020

“Vài năm trở lại đây, với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đặc biệt là công tác phối hợp tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh nên đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã nhận thức, hiểu hơn về loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện”. Đó là chia sẻ của ông Vũ Cao Cường, Giám đốc BHXH huyện Lang Chánh.

Tham gia BHXH tự nguyện giúp những NLĐ tự do, người dân khu vực nông thôn bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi về già, hết tuổi lao động
Tham gia BHXH tự nguyện giúp những NLĐ tự do, người dân khu vực nông thôn bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi về già, hết tuổi lao động

Điều đặc biệt là, trong số người tham gia BHXH tự nguyện, không chỉ có những cán bộ nghỉ hưu đủ tuổi nhưng chưa đủ năm tham gia BHXH bắt buộc, tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, mà có rất nhiều người lao động (NLĐ) tự do, buôn bán nhỏ lẻ, làm nghề nông… trên địa bàn huyện, cũng đã tham gia BHXH tự nguyện để sau này về già có lương hưu.

Đây là lý do mà hiện nay, huyện miền núi Lang Chánh, địa phương còn nhiều khó khăn có đông đồng bào DTTS sinh sống đã phát triển được trên 500 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có 14 người đã được hưởng lương hưu từ chính sách này.

Chị Lê Thị Đoàn, ở khu phố Chiềng Trải, thị trấn Lang Chánh quanh năm chỉ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng phục vụ ăn sáng, giải khát và ở nhà làm nội trợ, luôn cảm thấy thiệt thòi khi thấy nhiều người đi làm về hưu có được lương hưu; thậm chí đôi lúc chị lo lắng nếu sau này già, ốm đau không làm việc được nữa thì lấy gì sinh sống. Vì vậy, khi được cán bộ đại lý BHXH đến tuyên truyền, vận động, chị và chồng đã tham gia không chút ngại ngần.

“Từ ngày tham gia đóng bảo hiểm tôi thấy yên tâm rồi, về già cũng không phải lo trở thành gánh nặng cho con cháu. Đóng đủ thời hạn là tôi có lương hưu hằng tháng, thế là đủ chi tiêu gạo mắm rồi”, chị Đoàn chia sẻ.

Năm 2019, bà Lương Thị Lan, thôn Pọng, xã Giao Thiện đủ tuổi về hưu, nhưng thời gian tham gia BHXH của bà mới được 19 năm. Bà Lan quyết định đóng thêm 1 lần cho số thời gian còn thiếu, để ngay khi nghỉ hưu được hưởng các chế độ hưu trí của BHXH.

Tương tự, ông Hà Xuân Sinh, ở bản Năng Cát, xã Trí Nang trước đây từng làm cán bộ địa chính xã. Khi hết tuổi lao động, ông chỉ mới tham gia BHXH bắt buộc được gần 18 năm, do đó, ông đóng thêm 2 năm theo hình thức tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí như mọi người. Hiện nay, ông có mức lương hưu khoảng 2,4 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải chi tiêu cho cuộc sống lúc về già, khi ốm đau được hưởng các chính sách từ bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo ông Vũ Cao Cường, Giám đốc BHXH huyện Lang Chánh, với chính sách khuyến khích người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bằng 10% mức đóng theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn; đối tượng thuộc diện cận nghèo thì mức hỗ trợ là 25% và hộ nghèo là 30%... nên số người tham gia BHXH tự nguyện đang tăng dần.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau bao nhiêu năm triển khai chính sách này, thì số người tham gia đạt tỷ lệ rất thấp so với lực lượng lao động trên địa bàn. Nguyên nhân một phần do điều kiện kinh tế của đa số lao động tự do còn thấp, trong khi BHXH tự nguyện yêu cầu đối tượng phải có mức thu nhập tương đối ổn định và thời gian tham gia dài, sau 20 năm tham gia mới được hưởng chế độ.

Do đó, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở những địa bàn khó khăn, công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện vẫn cần phải điều chỉnh, hướng đến từng đối tượng, trong đó rất cần sự phối hợp thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội để người dân biết nhiều hơn về chính sách này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 13:52, 04/12/2024
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.