Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Bắc Giang: Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

Trang Diệp - 19:25, 12/04/2023

Công tác đào tạo nghề cho LĐNT được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm triển khai. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng hơn đến một số nhóm đối tượng đặc thù, như: Lao động nữ, người khuyết tật có khả năng lao động, lao động vùng bị thu hồi đất, vùng DTTS...

Bà Bàn Thị Bình hướng dẫn kỹ thuật thêu cho lớp trẻ
Bà Bàn Thị Bình hướng dẫn kỹ thuật thêu cho lớp trẻ

Từ CLB truyền nghề thêu của phụ nữ Dao

Hơn chục năm qua, ở tổ dân phố Thanh Chung, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có một Câu lạc bộ (CLB) truyền dạy nghề thêu trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ miễn phí và hoạt động cho đến nay. CLB do bà Bàn Thị Bình (SN 1949), dân tộc Dao, cùng một số người cao tuổi trong bản đứng ra thành lập.

Đối với đồng bào dân tộc Dao, việc thêu thùa gắn liền với cuộc sống của phụ nữ. Đây được coi là “hồn cốt” góp phần tạo nên bản sắc đặc trưng của người Dao, thể hiện nếp sống, nếp nghĩ, tín ngưỡng của đồng bào. Trang phục truyền thống được đồng bào dân tộc Dao mặc hằng ngày, kể cả quá trình lao động sản xuất. Vào những ngày mùa bận rộn, cũng không khó để thấy hình ảnh các cụ bà, các cô gái người Dao ngồi thêu ngay bên vệ đường, phiến đá.

Trước đây, chúng ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao duyên dáng trong các trang phục truyền thống. Thế rồi, cuộc sống hối hả cộng với đời sống đã khấm khá hơn, khiến một số nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS mai một. Một bộ phận đồng bào dần thay những sản phẩm truyền thống bằng những bộ trang phục hiện đại. Người trẻ không còn nhiệt tình với đường chỉ, mũi thêu. Có thời gian, trong bản, số người biết đến nghề thêu trang phục truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Để giữ gìn, phát triển nét văn hóa đặc trưng, "truyền lửa" nghề cho lớp trẻ, năm 2012, bà Bàn Thị Bình cùng một số người cao tuổi trong bản đứng ra mở CLB truyền dạy nghề thêu truyền thống.

Vào những ngày cuối tuần, dịp nghỉ Hè, các thành viên trong CLB lại đi đến từng nhà tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em theo học nghề. Ban đầu là 1, 2 cháu rồi lớp học đông dần lên, thu hút nhiều người đến tìm hiểu. Theo thống kê, từ khi CLB ra đời đến nay, bà Bình cùng những người cao tuổi trong tổ dân phố đã truyền dạy nghề thêu truyền thống cho 125 phụ nữ, trẻ em gái. trong số này đã có hơn 10 người có thể tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống.

Từ thành công của CLB, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sơn Động đã vào cuộc. Theo bà Đinh Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, tới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện sẽ mở lớp truyền dạy tiếng nói, nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Trước mắt, Hội sẽ phối hợp với UBND thị trấn Tây Yên Tử duy trì hoạt động của CLB truyền dạy nghề thêu tại tổ dân phố Thanh Chung. Khi có nhiều hội viên biết thêu, tạo ra được nhiều sản phẩm, Hội sẽ tổ chức quảng bá, giới thiệu với du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử.

Một lớp dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam
Một lớp dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam

Đến nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có gần 260.000 người DTTS (chiếm 14,26% dân số), trong đó có 6 DTTS dân số đông, sống thành cộng đồng, gồm: Nùng, Tày, Sán Dìu, Sán Chay (Sán Chí và Cao Lan), Hoa và Dao. Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW (gọi tắt là Chỉ thị 19), ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT)”, những năm qua, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân đã chuyển biến tích cực. Nhờ đó, công tác dạy nghề cho LĐNT được chú trọng. Các loại hình dạy nghề phát triển đa dạng; dạy nghề cho LĐNT ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế của thị trường lao động và nhu cầu của người học.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng số tuyển sinh và đào tạo cho LĐNT trên địa bàn tỉnh là hơn 321,2 nghìn người; trong đó có gần 55.000 người được hỗ trợ đào tạo theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT. Qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33,5% năm 2010 lên 72% năm 2021. Sau đào tạo, có 86,7% lao động có việc làm, hoặc tiếp tục làm việc cũ nhưng có thu nhập cao hơn.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh được rà soát, sắp xếp ngày càng tinh gọn, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho LĐNT. Đến nay, toàn tỉnh có 36 cơ sở GDNN. Việc kiện toàn tổ chức, nhân sự thực hiện dạy nghề được bảo đảm từ tỉnh đến xã. Toàn tỉnh hiện có 880 giáo viên GDNN, 100% đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định. Công tác tư vấn, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề; đổi mới chương trình dạy; xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo cho LĐNT được quan tâm triển khai, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực tế cho thấy, chú trọng dạy nghề cho LĐNT là chủ trương đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Giang trong những năm qua. Trong những năm tới đây, công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm triển khai. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng hơn đến một số nhóm đối tượng đặc thù, như: Lao động nữ, người khuyết tật có khả năng lao động, lao động vùng bị thu hồi đất, vùng DTTS... Qua đó, tạo việc làm ổn định cho lao động, phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định an ninh trật tự địa bàn.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh phấn đấu trung bình mỗi năm tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động trong độ tuổi đạt 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là người DTTS đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 45,4%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.