Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
01:53, 26/11/2023 Chừng hơn hai chục năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và một số huyện vùng sâu, biên giới nói riêng, hiện tượng người dân tin theo những tín ngưỡng, tôn giáo một cách mơ hồ và trái phép... vẫn đang thực sự là một “vấn nạn”, làm cho cuộc sống các làng bản vốn yên bình bỗng trở nên phức tạp và đôi khi tình hình cũng là bất ổn...Vụ việc xảy ra ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé) năm 2011, là bài học đắt giá, cảnh tỉnh cho những người dân nhẹ dạ theo những hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở Điện Biên
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
05:55, 25/11/2023 Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
07:47, 24/11/2023 Quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng luôn được 5 tỉnh Tây Nguyên quan tâm, chú trọng. Trong quá trình bảo tồn, vai trò của các nghệ nhân hết sức quan trọng, bằng tình yêu của mình, họ đã và đang giữ gìn, bảo tồn và tiếp lửa đam mê văn hóa của dân tộc cho thế hệ mai sau.
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
04:30, 23/11/2023 Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phóng sự -
Hữu Trung - Phương Hiền -
07:14, 22/11/2023 Cũng như những chính sách an sinh xã hội khác, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng. Qua đó, giúp đồng bào DTTS giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mênh mông giữa miền biên viễn đầy nắng và gió là những ngôi nhà mới xây nằm giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn. Dẫu còn nhiều khó khăn, trắc trở, nhưng bằng niềm tin, ý chí vươn lên của người dân và sự đồng hành của chính quyền địa phương, cuộc sống của 100 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Điểm dân cư 64, thuộc xã Ia Tơi, huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đang dần ổn định. Họ quyết tâm bám trụ, xây dựng cuộc sống ấm no ở vùng đất mới.
Phóng sự -
Vàng Ni - Thảo Quyên -
06:27, 21/11/2023 Vẽ sáp ong trên vải mộc là một trong số những nghề thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng) được gìn giữ đến ngày nay. Hoa văn vẽ trên vải là những bức họa về thiên nhiên sống động miền sơn cước.
Phóng sự -
Hữu Trung - Phương Hiền -
04:08, 21/11/2023 Ngày 7/12/2022, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25 về Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết trên đã góp phần triển khai hiệu quả chính sách BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ BHYT, bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
12:50, 19/11/2023 Kỳ Sơn (Nghệ An) là vùng đất đa dạng về bản sắc văn hóa của các DTTS Thái, Mông, Khơ mú… ít nơi nào có được. Những “cổng trời”, tháp cổ Yên Hòa, đỉnh Puxailaileng, đền Pu Nhạ Thầu; những cánh rừng sa mu, pơ mu tuyệt đẹp; những lễ hội chọi bò, chợ phiên… mới chỉ nghe qua đã hấp dẫn quá rồi. Lên Kỳ Sơn, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
06:29, 19/11/2023 Chị Hồ Thị Thới đã theo các nghệ nhân học cồng chiêng và các điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình từ thủa 12. Để rồi hôm nay, khi mái tóc đã điểm bạc, chị lại trở thành “hạt nhân” đang phát huy giá trị và truyền dạy những nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống của người Bru-Vân Kiều ở thị trấn Khe Sanh, huyện biên giới Hướng Hóa (Quảng Trị).
Phóng sự -
Thảo Nguyên -
08:59, 18/11/2023 Đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Đây là những địa bàn khó khăn cần có sự quan tâm đặc biệt. Theo đó, hàng chục năm qua, nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Mô hình “Giáo họ, giáo xứ bình yên” ở Nghệ An đã tạo được sức lan tỏa và ngày càng được nhân rộng, tạo ra nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào công giáo. Từ mô hình này, không những vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị được nâng cao, mà con giúp đồng bào công giáo nhận thức rõ hơn về vị trí bản thân trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, xây dựng cuộc sống theo phương châm "tốt đời, đẹp đạo".
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
03:15, 17/11/2023 Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này không chỉ có những cánh đào, cánh mận bung sớm bên sườn núi, vườn nhà trong cái rét ngọt miền sơn cước. Thoảng trong những cơn gió từ triền núi cao, còn nghe tiếng khèn Mông da diết mời gọi, tiếng cự xia trầm bổng cuốn hút... Chúng tôi đã đi tìm tiếng khèn, điệu hát ấy và cũng chợt thấy một nỗi niềm đau đáu của những “truyền nhân” giữa rừng già.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Bằng sự gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình, nói đi đôi với làm, già làng A Blong ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) được cán bộ địa phương, cộng đồng ghi nhận như “cánh chim đầu đàn” trên các lĩnh vực, đặc biệt là vai trò "dẫn dắt" đồng bào Rơ Măm đi qua từ những khó khăn, hủ tục, tập tục lạc hậu tiếp cận với những cái mới, từng bước thay đổi, xây dựng cuộc sống ấm no, hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc.
Việc thực hiện mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương” của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) trong thời gian qua, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phóng sự -
T.Nhân-N.Quỳnh -
10:28, 15/11/2023 Bình Định được xem là một trong những cái “nôi” của nghệ thuật tuồng (hát bội). Lịch sử nghệ thuật tuồng Bình Định gắn liền với tên tuổi của Tiền tổ Đào Duy Từ và Hậu tổ tuồng Đào Tấn. Qua thời gian, nhiều thế hệ nghệ sĩ dành cả cuộc đời để cống hiến và làm cho nghệ thuật tuồng Bình Định phát triển rực rỡ. Song hành cùng nghệ thuật tuồng, có những con người không phải là nghệ sĩ nhưng vì tình yêu với thuật tuồng đã dồn tâm huyết vẽ nên những chiếc mặt nạ hát bội độc đáo, sinh động.
Với quyết tâm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Phóng sự -
Chí Tín - Vũ Mừng -
06:13, 11/11/2023 Âm điệu cao, thấp khác nhau tuỳ cách vỗ mạnh hay nhẹ. Chỉ với một chiếc đàn Klông-pút làm bằng 5 ống nứa thôi, người chơi cũng “vỗ’’ trọn vẹn một bài hát với đủ tiết tấu về âm thanh của đại ngàn. Nặng lòng với những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Xơ Đăng và cây đàn Klông-pút, nghệ nhân Y Sinh đã lặn lội khắp các buôn làng Tây Nguyên để chỉ dạy cho những người trẻ cách chơi loại nhạc cụ đặc sắc này.