Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Duy Chí - Vũ Mừng - 21:52, 12/06/2024

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ- thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện
Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này
Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này
Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia
Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia
Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn
Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn
 Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét
Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.
Liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì có tín ngưỡng đa thần. Họ thờ các vị thần nông nghiệp vì tin rằng các vị thần này sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy nhà. Tín ngưỡng được thực hành bằng nhiều tục lệ gìn giữ từ đời này sang đời khác như cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần đất đai, nghi lễ cầu mùa, mừng cơm mới.
Liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì có tín ngưỡng đa thần. Họ thờ các vị thần nông nghiệp vì tin rằng các vị thần này sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy nhà. Tín ngưỡng được thực hành bằng nhiều tục lệ gìn giữ từ đời này sang đời khác như cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần đất đai, nghi lễ cầu mùa, mừng cơm mới.
 Nước tràn về trên khắp các thửa ruộng bậc thang uốn lượn chồng lên nhau thành từng lớp, lấp lánh như những tấm gương phản chiếu mây trời.
Nước tràn về trên khắp các thửa ruộng bậc thang uốn lượn chồng lên nhau thành từng lớp, lấp lánh như những tấm gương phản chiếu mây trời.
Canh tác ruộng bậc thang vốn dĩ chỉ là cách mưu sinh, là sự sáng tạo của đồng bào các dân tộc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chính sự sáng tạo đó vô hình chung đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang giàu tính nghệ thuật.
Canh tác ruộng bậc thang vốn dĩ chỉ là cách mưu sinh, là sự sáng tạo của đồng bào các dân tộc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chính sự sáng tạo đó vô hình chung đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang giàu tính nghệ thuật.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tin tức - Hương Trà - 18:16, 26/10/2024
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế: Đà Nẵng, Phú Bài; Cảng hàng không: Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Thừa Thiên Huế: Lợi ích

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Kinh tế - Phạm Tiến - 18:16, 26/10/2024
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Tin tức - Tạ Tùng - 17:22, 26/10/2024
31 công dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vừa được chính quyền xã trao quyết định công nhận là thành viên chính thức của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã.
Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 16:55, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Chương trình 1719 - Minh Thu - 16:53, 26/10/2024
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:13, 26/10/2024
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Tin tức - Hương Trà - 15:48, 26/10/2024
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 14:39, 26/10/2024
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thời sự - PV - 13:03, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.