Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Phóng viên thường trú ở vùng cao

Phóng viên thường trú ở vùng cao

Phóng sự - Vũ Mừng - 12:22, 10/06/2025
Tôi vẫn nhớ như in, trước ngày lên đường nhận nhiệm vụ phóng viên thường trú tại tỉnh Hà Giang, các lãnh đạo trong Ban Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển đã dặn dò: Việc bám cơ sở, xây dựng được niềm tin, uy tín với cơ sở, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với phóng viên thường trú tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Với Báo Dân tộc và Phát triển, một tờ báo đặc thù trong lĩnh vực tuyên truyền về chính sách dân tộc và tôn giáo, việc này lại càng có ý nghĩa then chốt. Cuộc trò chuyện như vậy được chuyển ngay thành “lớp học kỹ năng báo chí chớp nhoáng”. Không giáo án, không bục giảng, nhưng những gì mà những lãnh đạo tờ báo phục vụ đồng bào DTTS và miền núi dặn dò luôn “nằm lòng” với chúng tôi tới tận bây giờ không sao quên được!
Hành trình nhân ái nơi những vùng đất khó Nghệ An

Hành trình nhân ái nơi những vùng đất khó Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 12:15, 10/06/2025
Nếu không có mặt tại những “điểm nóng” về xóa nhà tạm, nhà dột ở Nghệ An, thì thật khó để mường tượng đủ đầy về không khí hối hả, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong hành trình nhân ái này. Nhưng, nếu đã chứng kiến trọn vẹn, thì chỉ có thể thốt lên rằng: Đó thực sự là ngày hội an cư.
Ghi dấu lịch sử... chùa Da

Ghi dấu lịch sử... chùa Da

Phóng sự - An Yên - 16:48, 08/06/2025
Những cuộc họp bàn chống giặc của Chi bộ Đảng làng Lộc Đa dưới mái chùa Da, là dấu ấn lịch sử đã được sử sách ghi lại. Và một ban thờ mới được lập tại chùa vào năm 2019, thờ chung những người cầm bút như cầm súng để bảo vệ sự thật trong những năm bom cày đạn xới… cũng là dấu ấn lịch sử. Phía sau một chùa Da trầm mặc giữa nhịp sống ồn ã của thành Vinh, khắc khoải một niềm diết da vô bờ của những người ở lại.
Bàn Văn Tình - Từ thầy cúng đến

Bàn Văn Tình - Từ thầy cúng đến "sứ giả văn hóa" trên mạng xã hội (Bài 1)

Phóng sự - Vàng Ni - 15:01, 05/06/2025
Giữa núi rừng hùng vĩ của Hà Giang, nơi những cung đường uốn lượn ôm lấy bản làng mờ sương, có một chàng trai người Dao Tuyển đang thầm lặng thực hiện một sứ mệnh đặc biệt; gìn giữ và lan tỏa những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình và các cộng đồng anh em thông qua những thước phim chân thực. Anh là Bàn Văn Tình, 29 tuổi, một thầy cúng, một nông dân, và giờ đây, một vlogger với hàng ngàn người theo dõi, người đang dùng công nghệ để bắc những nhịp cầu văn hóa, kết nối miền ngược với miền xuôi, và thắp lên ngọn lửa yêu di sản trong lòng thế hệ trẻ.
Độc đáo tranh trầm hương thủ công của chàng trai 9X xứ Quảng

Độc đáo tranh trầm hương thủ công của chàng trai 9X xứ Quảng

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 14:55, 02/06/2025
Không chỉ thổi hồn văn hóa vào từng lát gỗ trầm hương, Lê Ngọc Đức (SN 1995, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) còn mở ra con đường khởi nghiệp sáng tạo đầy nhân văn – nơi những người khuyết tật được tạo điều kiện phát huy năng khiếu, sống bằng đam mê nghệ thuật.
Thú vị chuyện chú voi ở Đắk Lắk … trả ơn người

Thú vị chuyện chú voi ở Đắk Lắk … trả ơn người

Phóng sự - Lê Hường - 18:38, 30/05/2025
Gold vốn là chú voi con hoang dã, sống với đàn ở những cánh rừng. Trong một lần đi lạc vào khu rẫy sát bìa rừng của người dân trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Gold không may rơi xuống giếng sâu và được cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk giải cứu. Nhân duyên với con người, dù được thả về tự nhiên nhiều lần, nhưng Gold không trở lại với rừng mà ở lại để … trả ơn người.
Lập bản trên vùng đất mới

Lập bản trên vùng đất mới

Phóng sự - An Yên - 11:00, 28/05/2025
Mỗi ngày, trên các khu tái định cư của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại thấy xuất hiện thêm vài nếp nhà mới. Niềm vui dựng nhà, ổn định cuộc sống dường như đã xua tan bao mệt mỏi, âu lo của những ngày phải sống dưới vùng sạt trượt. Một cuộc sống mới trên vùng đất mới đã thực sự bắt đầu.
Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Phóng sự - Thanh Hải - 09:40, 26/05/2025
Tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thì đã rõ rồi. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở du lịch một mùa, Cửa Lò vẫn còn tồn tại tư duy làm du lịch thuần túy, thiếu tầm nhìn, thiếu đầu tư, thiếu tư duy bứt phá. Còn nếu làm du lịch bốn mùa, thì sao?
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 09:56, 17/05/2025
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 09:46, 17/05/2025
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Phóng sự - Thanh Hải - 16:16, 16/05/2025
Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 16:07, 16/05/2025
Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 15:56, 16/05/2025
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 15:57, 15/05/2025
Cùng với sự phát triển của đất nước và truyền thống hiếu học bền bỉ, những "lớp sóng" trí thức Dao mới liên tiếp xuất hiện, lớp sau xô lớp trước, hợp lưu cùng suối nguồn tri thức truyền thống của bản làng. Từ những dòng suối nhỏ, tri thức Dao hòa vào sông lớn tri thức Việt Nam, rồi xuôi ra biển cả nhân loại - nơi cả cộng đồng cùng học cách chắt lọc từng giọt tinh hoa từ bão tố thời đại, nuôi dưỡng bản thân và làm rạng danh dân tộc.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 18:30, 14/05/2025
Xa xưa, nếu việc học chữ Nôm Dao gần như là trách nhiệm của nam giới, thì tri thức y dược dân tộc lại là không gian học tập chung của người Dao. Ở đó, mọi giới, mọi lứa tuổi đều chung tay góp sức. Để từ đó, một kho tàng tri thức y thuật được liệt vào hàng đồ sộ bậc nhất ra đời, không chỉ là niềm tự hào của đồng bào mà còn là một kho tàng vô giá để ngành Y học Quốc gia tìm tòi và khám phá.
Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Phóng sự - An Yên - 18:14, 14/05/2025
Mãi cho đến nay, trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn còn vang vọng truyền thuyết một nàng công chúa tu hành đắc đạo, hóa thành Phật bà nghìn tay nghìn mắt, phổ độ chúng sinh. Câu chuyện huyền bí trên đỉnh non ngàn bảng lảng mây bay, càng làm cho điểm dừng chân chiêm bái ở chùa Hương Tích thu hút đông đảo du khách và phật tử gần xa.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 18:05, 13/05/2025
Khi con chữ Nôm đã ghi lại trọn vẹn tri thức, việc học không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân. Với người Dao, học không chỉ để biết chữ mà có tri thức để gánh vác. Hiện nay, những người học cao hiểu rộng như thầy thuốc, thầy cúng được công nhận… dần trở thành điểm tựa vững chãi cho cộng đồng. Họ được nhắc tên với sự kính trọng, được gửi trọn niềm tin như những thư viện, bệnh xá sống bảo vệ người dân. Cứ thế, chẳng biết từ bao giờ, người Dao đã âm thầm bồi đắp nên một nền văn hóa tôn vinh người trí thức với muôn hình vạn trạng, bằng những món quà và cả sự thầm lặng tinh tế, bền bỉ như ước ao ngọn đèn chủ mãi rực sáng Lễ Cấp sắc.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 15:58, 13/05/2025
Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.