Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
18:07, 21/10/2023 Hỗ trợ cây, con giống; hướng dẫn khoa học kỹ thuật; thậm chí bắt tay cùng bà con dân bản chăn nuôi, trồng trọt… là những việc làm thấm đẫm tình quân - dân giữa cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Nghệ An với đồng bào các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ. Những mô hình ấy đang ngày một phát huy hiệu quả, khẳng định quyết tâm "đuổi nghèo" nơi vùng đất biên cương.
Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Phóng sự -
Ngọc Ánh - Phạm Tiến -
10:56, 08/10/2023 Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, bản Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới. Đường vào bản không còn như “sợi chỉ vàng” vắt vẻo lưng chừng mây như trước. Thay vào đó là con đường nhựa bạt núi, nối với đường mòn Hồ Chí Minh. An ninh vùng biên được đảm bảo, thế trận lòng dân thêm vững chắc.
Đánh giá những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum cũng đã nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó, tiếp tục triển khai các giải pháp, khắc phục hạn chế, đưa cuộc vận động phải đi vào thực chất, tránh hình thức và xác định, đây là việc làm thường xuyên và lâu dài để giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Phóng sự -
Phạm Tiến -
19:05, 02/10/2023 Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
16:55, 30/09/2023 Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao…
Phóng sự -
Thanh Hải -
23:13, 29/09/2023 Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.
Phóng sự -
Mạnh Cường- Tiêu Dao -
21:56, 26/09/2023 Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Phóng sự -
Tiêu Dao – Hồ Quân -
21:20, 26/09/2023 Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Phóng sự -
Thùy Giang -
11:40, 23/09/2023 Mây ở quê tôi đẹp lắm. Bốn mùa có mây, bốn bề mây, nhưng mùa Thu này là mây đẹp nhất. Bao người tới quê tôi chỉ vì tìm mây. Cầu kính rồng mây – chiếc cầu kính cao nhất Việt Nam đặt ở Lai Châu là để mọi người đến ngắm mây. Đến rồi thì không chỉ thấy mây mà còn thấy nhiều thứ nữa, bản sắc văn hóa, tình người bên cạnh sự kì vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên.
Phóng sự -
Mạnh Cường- Tiêu Dao -
21:57, 21/09/2023 Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
17:32, 18/09/2023 Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".
Phóng sự -
Đỗ Long- Ngọc Thu -
09:15, 16/09/2023 Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.
Phóng sự -
Mạnh Cường - Tiêu Dao -
19:45, 13/09/2023 Trên nẻo đường biên giới Đăk Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, không khó để nhận rõ niềm vui mới hiển hiện trên nét mặt mỗi người dân. Cuộc sống của đồng bào DTTS trên xã vùng biên đang ngày một khá giả, những ngôi nhà mới mọc lên nhiều hơn, đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp hơn.
Phóng sự -
Thanh Hải -
20:52, 12/09/2023 Một chợ phiên đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, một cao nguyên Suối Thầu hoang sơ và hấp dẫn, những ngôi nhà tường trình chất chứa bao giọt mồ hôi mặn chát ngày vợ cùng chồng cõng đá, nhào đất… Chúng tôi đã không hẹn mà gặp ở Xín Mần (Hà Giang) những hình ảnh như thế và còn hơn thế.
Phóng sự -
Thanh Hải -
18:11, 04/09/2023 Phải mất hơn 400km đèo dốc quanh co, chúng tôi mới đặt chân tới Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần (Hà Giang). Điều đọng lại sau chuyến ngược ngàn lên mảnh đất địa đầu Tổ quốc không phải là cung đường khó nhọc, là những thửa ruộng bậc thang, những rẫy ngô mướt xanh, mà là những gương mặt thuần hậu, chất phác của những người đồng bào Mông ở vùng đất biên viễn này.