Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Phát huy hiệu quả mô hình kết nghĩa thôn, buôn: Dấu ấn từ hoạt động kết nghĩa (Bài 1)

Phát huy hiệu quả mô hình kết nghĩa thôn, buôn: Dấu ấn từ hoạt động kết nghĩa (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 09:05, 03/11/2023
Mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, góp phần giúp nhiều thôn, buôn đồng bào DTTS đã có chuyển biến tích tực. Tuy nhiên, để hoạt động kết nghĩa đúng mục đích, ý nghĩa, cần tăng cường hoạt động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sát sao, gần gũi với đời sống của bà con.
Phú Lũng vươn mình trên cao nguyên đá

Phú Lũng vươn mình trên cao nguyên đá

Phóng sự - Tào Đạt - 07:10, 01/11/2023
Từ vùng đất nghèo, gắn liền với đá và nổi tiếng khô khát, xã Phú Lũng (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) hôm nay đã trở thành xã NTM. Sự chuyển mình này, là kết quả từ việc thực hiện các chương trình dự án chính sách dân tộc của Trung ương, của tỉnh đầu tư, đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.
Bản Thằm Thẩm có Và Bá Ca

Bản Thằm Thẩm có Và Bá Ca

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 01:37, 25/10/2023
Hành trình đến với Thằm Thẩm – một bản làng nằm ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) chắc chắn phải hơn “chín suối, mười đèo”. Nhưng ở vùng đất bộn bề khó khăn, vất vả của nắng gió biên thùy ấy, có những con người hay lam hay làm, không ngại khó ngại khổ, ví như Trưởng bản người Mông “nói dân tin và làm dân theo” – Và Bá Ca.
Viết từ thượng nguồn dòng Nậm Nơn...

Viết từ thượng nguồn dòng Nậm Nơn...

Phóng sự - Thanh Hải - 01:25, 24/10/2023
Những bản làng người Thái nằm tít tắp ở xã biên giới Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã bớt cách sông, cách suối. Dòng Nậm Nơn dữ dằn “rạch đôi” Mỹ Lý, chảy từ nước bạn Lào về, dường như cũng đã bớt gào thét hơn xưa. Duy chỉ có điều, những đói nghèo, khốn khổ của vùng “sơn cùng thủy tận” này thì vẫn đang còn hiện hữu hàng ngày…
Nốt lặng sau cơn biển dữ....

Nốt lặng sau cơn biển dữ....

Phóng sự - H.Trường-T.Nhân - 17:28, 23/10/2023
Được sống sót trở về cùng với gia đình sau chuyến biển định mệnh, đối với 78 ngư dân Quảng Nam đó là điều kỳ diệu. Nhưng niềm vui của họ không được trọn vẹn vì thân xác của những người anh em vẫn còn nằm lại ngoài biển khơi lạnh lẽo. Họ vẫn canh cánh trong lòng và cầu mong một phép màu sẽ đến với những người anh em cùng “ăn nằm” với mình. Tuy nhiên, phép màu đã không đến được với những ngư dân xấu số...; lực lượng chức năng cũng đã thông tin, sau ngày 22/10 là kết thúc tìm kiếm quy mô, còn sau đó các tàu đang làm nhiệm vụ vẫn tiến hành quan sát, thông báo cho các tàu hàng, tàu cá quan sát nếu tìm thấy nạn nhân kịp thời thông báo .
Thắm tình quân - dân nơi biên cương xứ Nghệ: Dấu ấn tình người nơi miền biên viễn (Bài 2)

Thắm tình quân - dân nơi biên cương xứ Nghệ: Dấu ấn tình người nơi miền biên viễn (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 17:27, 22/10/2023
Trong những năm qua, ngoài chương trình chính sách dân tộc, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An (BĐBP) đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nhiều mô hình sinh kế, mô hình xã hội, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm giúp bà con Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, đảm bảo an ninh trật tự cơ sở... để lại nhiều dấu ấn tình người trong mỗi nếp nhà, trong mỗi bản làng, thôn xóm...
Thắm tình quân - dân nơi biên cương xứ Nghệ: Cùng đồng bào DTTS

Thắm tình quân - dân nơi biên cương xứ Nghệ: Cùng đồng bào DTTS "đuổi nghèo" (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 18:07, 21/10/2023
Hỗ trợ cây, con giống; hướng dẫn khoa học kỹ thuật; thậm chí bắt tay cùng bà con dân bản chăn nuôi, trồng trọt… là những việc làm thấm đẫm tình quân - dân giữa cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Nghệ An với đồng bào các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ. Những mô hình ấy đang ngày một phát huy hiệu quả, khẳng định quyết tâm "đuổi nghèo" nơi vùng đất biên cương.
Người có uy tín – “Bức tường thành” giữ bình yên bản làng

Người có uy tín – “Bức tường thành” giữ bình yên bản làng

Phóng sự - An Yên - 15:51, 15/10/2023
Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Rào Tre ngày trở lại

Rào Tre ngày trở lại

Phóng sự - Ngọc Ánh - Phạm Tiến - 10:56, 08/10/2023
Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, bản Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới. Đường vào bản không còn như “sợi chỉ vàng” vắt vẻo lưng chừng mây như trước. Thay vào đó là con đường nhựa bạt núi, nối với đường mòn Hồ Chí Minh. An ninh vùng biên được đảm bảo, thế trận lòng dân thêm vững chắc.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài... (Bài 3)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài... (Bài 3)

Phóng sự - Ngọc Chí - 09:05, 05/10/2023
Đánh giá những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum cũng đã nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó, tiếp tục triển khai các giải pháp, khắc phục hạn chế, đưa cuộc vận động phải đi vào thực chất, tránh hình thức và xác định, đây là việc làm thường xuyên và lâu dài để giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Phóng sự - Ngọc Chí - 10:53, 04/10/2023
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Phóng sự - Ngọc Chí - 10:40, 03/10/2023
Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 19:05, 02/10/2023
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Khởi sắc trên quê hương Pha Mu

Khởi sắc trên quê hương Pha Mu

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 16:55, 30/09/2023
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao…
Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Phóng sự - Thanh Hải - 23:13, 29/09/2023
Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Phóng sự - Lê Hường - 22:42, 28/09/2023
Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Phóng sự - Mạnh Cường- Tiêu Dao - 21:56, 26/09/2023
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Phóng sự - Tiêu Dao – Hồ Quân - 21:20, 26/09/2023
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Về Lạc Tánh hôm nay

Về Lạc Tánh hôm nay

Phóng sự - Lê Vũ - 21:13, 25/09/2023
Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Mây ở Long Tỷ Phùng

Mây ở Long Tỷ Phùng

Phóng sự - Thùy Giang - 11:40, 23/09/2023
Mây ở quê tôi đẹp lắm. Bốn mùa có mây, bốn bề mây, nhưng mùa Thu này là mây đẹp nhất. Bao người tới quê tôi chỉ vì tìm mây. Cầu kính rồng mây – chiếc cầu kính cao nhất Việt Nam đặt ở Lai Châu là để mọi người đến ngắm mây. Đến rồi thì không chỉ thấy mây mà còn thấy nhiều thứ nữa, bản sắc văn hóa, tình người bên cạnh sự kì vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên.