Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phát huy vai trò thanh niên DTTS trong xây dựng quê hương: Chung tay gánh vác trách nhiệm với bản làng (Bài 2)

An Yên - 08:22, 12/03/2024

Có rất nhiều mô hình, ý tưởng… hay đơn giản là những nỗ lực, cố gắng của thanh niên người DTTS từng được cho là “gàn”, “điên rồ” nay đã cho hoa, cho quả. Vị thế của những người trẻ cũng nương theo đó mà đong đầy hơn, được dân làng tín nhiệm, địa phương quý mến. Tôi vẫn rất thích hình ảnh những thanh niên người DTTS từng dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, nay đang dám thử sức cùng cấp ủy chính quyền xây dựng quê hương bằng những việc làm thầm lặng hơn.

Diện mạo mới tại vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên có sự đóng góp không nhỏ của những thanh niên DTTS (Trong ảnh: Làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh minh hoạ)
Diện mạo mới tại vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên có sự đóng góp không nhỏ của những thanh niên DTTS (Trong ảnh: Làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh minh hoạ)

Dân bản tín nhiệm… thì mình làm thôi

Đó là lời chia sẻ mộc mạc là của Trưởng bản Buộc Mú Xồng Bá Lầu, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An). Chàng trai người Mông năm nay 36 tuổi, nhưng đã là một Trưởng bản được người dân tín nhiệm, tôn trọng ở xã vùng biên xa lơ xa lắc này.

Mấy năm trước, Lẩu là thanh niên vượt khó làm giàu trên những đỉnh núi mờ sương bằng việc trồng đào, mận, gừng, tam thất, sâm Puxailaileng… Nhiều người ở bản Buộc Mú mang ơn Lẩu, bởi người trẻ này đã giúp không ít dân bản thoát nghèo. 

Ra trường năm 2012, với tấm bằng Đại học kinh tế (Đại học Huế), Lẩu về quê lập nghiệp. Vượt qua bao gian khó, ý chí của tuổi trẻ cùng khát vọng vươn lên không mệt mỏi của chàng trai trẻ đã đơm hoa kết quả. 

Hiện nay, thu nhập từ trồng đào, mận, gừng, tam thất, sâm Puxailaileng… cũng đã mang về cho Lẩu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Lâu chia sẻ: Mình biết gì thì bày cho mọi người cái ấy thôi. Ai mình cũng bày tận tình cả mà. Mình muốn bà con trong bản cùng nhau phát triển kinh tế để đẩy đuổi đói nghèo.

Thấy Lẩu nói được làm được… chẳng ai bảo ai, người dân bản Buộc Mú đã nhất trí bầu chọn anh làm Trưởng bản. Kể đến đây, Lẩu cười thật hiền: Dân bản tín nhiệm thì mình làm thôi. Mình sẽ dốc hết sức, cùng cấp ủy chính quyền đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn.

Câu chuyện của chị Bàn Thị Sản, sinh năm 1986, Người có uy tín, Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn Húc, xã Phú Thịnh (Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) cũng rất đáng để chúng ta thán phục về tư duy và kinh nghiệm trồng cây ăn trái. Mô hình kinh tế ban đầu của chị Sản, là 500 gốc quất 18 năm tuổi. Đáng nói là quất cho quả quanh năm, suốt tháng nên là nguồn thu chính của gia đình trong những năm qua. 

Đặc biệt, từ nguồn thu bán quất, chị Sản còn bàn với chồng đầu tư, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả. Trên diện tích hơn 4ha đất sản xuất, gia đình chị hiện trồng các cây ăn quả như bưởi, mít, hồng không hạt với khoảng 800 gốc. Đa phần các loại cây ăn quả đều đã cho thu hoạch. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, mô hình kinh tế của chị cho thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên.

Chàng trai trẻ người Mông - Xồng Bá Lẩu, năm nay 36 tuổi nhưng đã là một trưởng bản uy tín, trách nhiệm ở xã vùng biên xa lơ xa lắc
Chàng trai người Mông - Xồng Bá Lẩu, năm nay 36 tuổi nhưng đã là một Trưởng bản uy tín, trách nhiệm ở xã vùng biên xa lơ xa lắc

Nói về người trẻ Bàn Thị Sản, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh  Phạm Ngọc Chung bày tỏ: Không chỉ gương điển hình trong phát triển kinh tế, 6 năm được người dân bầu là Người có uy tín, chị Sản đã luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm, chủ động  tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con; nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân; những vụ việc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.. kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương có giải pháp xử lý và giải quyết.

Người ta thường nói, “khôn đâu đến trẻ”, quả đúng là kinh nghiệm, kĩ năng làm việc của người trẻ chưa đủ, nhưng phải nói rằng, có thêm người trẻ cùng tham gia, việc làng, việc bản trở nên rộn rã hơn, tươi mới hơn, khí thế hơn. Bởi một điều rất chắc chắn là Người có uy tín trẻ tuổi, những người trẻ làm trưởng bản, tham gia công tác xã hội ở bản làng có những ưu thế nhất định là: Có sức khỏe, nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới; đa phần có trình độ chuyên môn, bằng cấp được đào tạo, luôn nhiệt huyết, tìm tòi, sáng tạo. Từ những việc làm thực tế đó, đã làm cho người dân tin tưởng, làm theo; để các phong trào của bản làng trở nên hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

“Dư địa” của người trẻ vùng DTTS

Phải khẳng định rằng, mảnh đất để thanh niên nói chung, thanh niên người DTTS nói riêng thể hiện bản thân, còn rất rộng. Ở vùng DTTS&MN, “dư địa” này dường như có vẻ còn lớn hơn. Cũng dễ hiểu thôi, do điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, do nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ… con em vùng đồng bào DTTS&MN một thời không được học hành đầy đủ. Chính vì thế, thanh niên người DTTS ít có cơ hội, ít có điều kiện để tham gia việc làng, việc bản; việc phát triển kinh tế, làm giàu… đóng góp cho quê hương cũng trở nên chật vật, vất vả hơn. Thành ra, vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu cứ thế tiếp diễn qua bao thế hệ…

Không chỉ gương điển hình trong phát triển kinh tế, 6 năm là người có uy tín, chị Bàn Thị Sản còn nêu cao vai trò, trách nhiệm, chủ động nắm bắt ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân cũng như đồng bào các DTTS
Không chỉ là gương điển hình trong phát triển kinh tế, 6 năm là Người có uy tín Bàn Thị Sản luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm, chủ động nắm bắt ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân, kịp thời đề xuất với các cấp có giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ

Những năm gần đây, việc quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên người DTTS học hành đầy đủ, tiếp cận các kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế, xã hội rất được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý. Đặc biệt, kể từ khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), việc quan tâm, phát triển năng lực, trình độ; tạo điều kiện cho thanh niên DTTS phát triển… đặc biệt được quan tâm hơn. 

Các dự án, tiểu dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã dành nhiều nội dung cụ thể, hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh, thanh niên người DTTS học tập, tập huấn, vay vốn phát triển kinh tế… Đây chính là nền tảng quan trọng để có được một thế hệ trẻ người DTTS trong tương lai có đủ kiến thức, trình độ, năng lực, sức khỏe… để chung tay gánh vác trách nhiệm với bản làng, cùng góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Nhìn từ thực tế, vùng DTTS&MN dẫu địa bàn cách trở, xa ngái, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhưng vẫn có thừa những tiềm năng, thế mạnh để thanh niên nơi đây tự tin khẳng định bản thân. Quỹ đất rộng lớn từ rừng núi, khí hậu, thổ nhưỡng… chính là các yếu tố cần và đủ để người trẻ vùng DTTS phát triển kinh tế, làm giàu, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng quê hương.

Nhìn từ những mô hình, ý tưởng khởi nghiệp của những người trẻ ở vùng DTTS, chẳng phải bắt đầu từ các điều kiện ấy mà phát triển kinh tế từ nông, lâm nghiệp hay sao? Nhìn từ những mô hình, ý tưởng khởi nghiệp hiện tại, chẳng phải là người trẻ đang tận dụng tốt điều kiện sẵn có của bản làng, quê hương mà gây dựng sự nghiệp cho bản thân từ các homestay, từ các mô hình du lịch cộng đồng… hay sao?

Có một điều rất đáng vui và trân trọng, là ngày càng có nhiều thanh niên người DTTS tự tin, vượt lên chính mình để khẳng định bản thân. Đó không chỉ thể hiện cho lý tưởng, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ mà còn cho thấy nhận thức, suy nghĩ, hành động của thanh niên vùng DTTS đã tiến những bước dài trong thời đại mới hôm nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 6 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 7 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 14 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 15 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 17 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 17 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.