Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Họa sĩ dân tộc Nùng và những độc bản về vẻ đẹp Buôn Ma Thuột trên gỗ cà phê

Lê Hường - 06:31, 13/03/2024

Dày công sưu tầm, nghiên cứu, họa sĩ Nohochi đã phóng tác những bức ảnh về con người, vùng đất Buôn Ma Thuột xưa lên gỗ cà phê. Điều đó không chỉ tạo ra sự mới lạ, độc đáo trong nghệ thuật, mà còn thể hiện tình yêu của người họa sĩ đối với con người ở xứ sở cà phê, cao nguyên huyền thoại.

Họa sĩ Nông Hoàng Chiến với tác phẩm ảnh phóng tác trên lát cắt thân cà phê
Họa sĩ Nông Hoàng Chiến với tác phẩm ảnh phóng tác trên lát cắt thân cà phê

Mê văn hóa, thích sưu tầm ảnh

Tôi gặp họa sĩ Nohochi tại buổi trưng bày, giới thiệu hình ảnh quý hiếm về vùng đất Buôn Ma Thuột từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, được in độc bản trên gỗ cây cà phê. Họa sĩ Nohochi tên thật là Nông Hoàng Chiến (SN 1977), dân tộc Nùng ở Cao Bằng. “Họa sĩ Nohochi, nghe có vẻ lạ, na ná như tên của người Nhật Bản. Thực ra, chỉ đơn giản ghép 2 chữ cái đầu của họ, đệm và tên của tôi mà thành. Nohochi là viết tắt, không dấu của hai chữ đầu họ tên Nông Hoàng Chiến”, họa sĩ Nohochi hài hước giải thích về tên của mình.

Rời quê hương Cao Bằng theo gia đình vào Buôn Ma Thuột lập nghiệp từ năm 8 tuổi. Do vậy, hình ảnh về những ngôi nhà nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, không gian văn hóa cồng chiêng trên cao nguyên đầy nắng và gió đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật của anh, để rồi tình yêu và niềm đam mê văn hóa Tây Nguyên cứ như thế lớn dần, in sâu vào tâm trí người con Tây Bắc.

Anh bắt đầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Rồi tự mày mò trên các trang mạng, tự mày mò trên các trang mạng, tìm những hình ảnh về Buôn Ma Thuột xưa. Anh không quản ngại tìm đến các địa điểm thực tế, hỏi người lớn tuổi về những thông tin tư liệu, tên địa danh xưa của vùng đất này.

 Miệt mài sưu tầm, đến nay anh Chiến sở hữu bộ sưu tập hàng trăm tấm ảnh về Buôn Ma Thuột ở thập niên 50, 60, 70. Trong đó, có những hình ảnh quý giá về cuộc sống người dân tộc Ê- Đê xưa, về những di tích, danh lam thắng cảnh…

Họa sĩ Nông Hoàng Chiến chia sẻ tại buổi ra mắt trưng bày, giới thiệu hình ảnh quý hiếm về vùng đất Buôn Ma Thuột in độc bản trên gỗ cà phê
Họa sĩ Nông Hoàng Chiến chia sẻ tại buổi ra mắt trưng bày, giới thiệu hình ảnh quý hiếm về vùng đất Buôn Ma Thuột in độc bản trên gỗ cà phê

Anh Chiến chia sẻ: Mỗi tấm ảnh tư liệu về Buôn Ma Thuột xưa mà anh sưu tầm, đều chứa đựng thông tin về cuộc sống, văn hóa, cảnh sắc của người dân trên vùng đất Buôn Ma Thuột. Tôi cho rằng, đó là nguồn tư liệu quý về lịch sử, văn hóa truyền thống. Điển hình như bức ảnh bến nước quen thuộc, gắn liền với đời sống, văn hóa, lễ nghi của người Ê Đê. “Bến nước là đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê Đê nói riêng. Bến nước không chỉ nuôi sống người dân buôn làng mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Ngày xưa, cứ chiều về người dân ở các buôn làng lại tập trung về bến nước tắm giặt, gùi nước về sinh ăn uống. Đồng bào dân tộc Ê Đê thực hiện rất nhiều lễ cúng tại bến nước như lễ cúng bến nước, cúng cầu mưa,…

Cầm bức ảnh nhà dài phóng tác trên gỗ cà phê, anh Nông Hoàng Chiến bảo: Bức ảnh nhà dài truyền thống này không chỉ thể kiến trúc văn hóa độc đáo, rất riêng, mà ở đó là cả tập quán đẹp về hôn nhân, không gian sinh hoạt gia đình của người Ê Đê.

Ngoài ra, bộ sưu tập ảnh của anh còn có những tấm ảnh về sinh hoạt, lễ hội, trang phục truyền thống… của dân tộc Ê Đê và không gian của Buôn Ma Thuột xưa.

Độc bản trên gỗ cà phê

Du khách thích thú với những bức ảnh được in theo cách đặc biệt trên gỗ cà phê
Du khách thích thú với những bức ảnh được in theo cách đặc biệt trên gỗ cà phê

Mong muốn đưa những hình ảnh tư liệu quý về Buôn Ma Thuột xưa đến gần hơn với người dân và du khách gần xa, đồng thời quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa và tôn vinh giá trị cây cà phê của xứ này, Nông Hoàng Chiến đã tìm hiểu, phóng tác 15 bức ảnh về Buôn Ma Thuột thập niên 50, 60, 70 lên những lát cắt từ thân cây cà phê.

Tư liệu nếu chỉ lưu giữ trong kho sẽ không tạo thành giá trị, “tôi đưa ảnh lên gỗ để lưu giữ và mong muốn lan tỏa sâu rộng để vẻ đẹp về Buôn Ma Thuột xưa không bị phai mờ theo thời gian. Hy vọng, đây chính là một điểm cộng cho vùng đất thủ phủ cà phê, góp phần lan tỏa hình ảnh về con người Buôn Ma Thuột gần gũi, mến khách đến với mọi người".

Anh Nông Hoàng Chiến

Một lần nữa, hình ảnh nếp nhà dài truyền thống ẩn mình trong không gian xanh ngát của buôn làng, rồi cô gái Ê Đê duyên dáng trong trang phục truyền thống, hay đàn voi nhà ngoan ngoãn nghe theo điều khiển của các quản tượng và cảnh sắc hoang sơ, thanh bình của buôn làng nơi phố thị… được Nông Hoàng Chiến tái hiện trên gỗ cà phê một sách sống động và độc đáo.

Sinh sống ở xứ sở cà phê và có nhiều dịp đến vùng chuyên canh, anh đã thấy cây cà phê già có nhiều nu, thân gỗ rất lớn, nên ý tưởng phóng tác những tác phẩm ảnh về Buôn Ma Thuột xưa lên thân gỗ cà phê dần hình thành trong suy nghĩ. Anh tìm đến những vùng chuyên canh cà phê lâu năm để tìm và lựa chọn nhưng cây cà phê ưng ý và mua những cây cà phê Robusta hơn 30 tuổi về xử lý, cưa thành từng lát để in tác phẩm.

Hỏi về kỹ thuật chế tác, anh Chiến chia sẻ: Thật ra, kỹ thuật in ảnh lên các chất liệu cứng không mới, các công đoạn không quá phức tạp. Thực tế đã có nhiều nghệ sĩ sáng tạo trên chất liệu nhôm, đồng hay đá, sành, gốm sứ. Sở dĩ anh chọn in ảnh lên gỗ cây cà phê bởi hình ảnh cây cà phê đã gắn với đời sống người dân Tây Nguyên hàng trăm năm nay, như một “đặc sản”. 

Tác phẩm một góc Buôn Ma Thuột xưa hiện rõ trên thớ gỗ
Tác phẩm một góc Buôn Ma Thuột xưa hiện rõ trên thớ gỗ

Phóng tác ảnh tư liệu lên lát cắt của thân cây cà phê không đơn thuần quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa của Buôn Ma Thuột, mà còn tôn vinh loại cây trồng gắn với vùng đất được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Kỹ thuật in này hoàn toàn bằng thủ công, công đoạn  không mấy phức tạp, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng để có bức ảnh hoàn hảo. Đầu tiên, anh in các bức ảnh ra khổ giấy A4, rồi dùng keo chuyên dụng dán vào gỗ từ 6 đến 12 giờ đồng hồ cho keo thật khô. Sau đó, phun nước tẩy giấy cho thấm ướt, rồi tách lớp giấy ra khỏi bề mặc gỗ, những hình ảnh quý được đưa lên lát gỗ một cách hoàn hảo. 

Tư liệu nếu chỉ lưu giữ trong kho sẽ không tạo thành giá trị, “tôi đưa ảnh lên gỗ để lưu giữ và mong muốn lan tỏa sâu rộng để vẻ đẹp về Buôn Ma Thuột xưa không bị phai mờ theo thời gian. Hy vọng, đây chính là một điểm cộng cho vùng đất thủ phủ cà phê, góp phần lan tỏa hình ảnh về con người Buôn Ma Thuột gần gũi, mến khách đến với mọi người", anh Chiến chia sẻ. 

Các tác phẩm ảnh phóng tác trên lát cắt thân cây cà phê của anh Nông Hoàng Chiến đang được trưng bày tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột và thu hút sự chú ý của du khách gần xa. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 11 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 11 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 11 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).