Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Phạm Tiến - 07:44, 25/03/2024

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.

Ông Hồ Văn Lý (Ngoài cùng bên trái) hướng dẫn cho thế hệ trẻ sử dụng nhạc cụ dân tộc Bru-Vân Kiều
Ông Hồ Văn Lý (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn bà con sử dụng nhạc cụ dân tộc Bru-Vân Kiều

Nhạc cụ truyền thống như là máu thịt

Dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, đã và đang tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Nhạc cụ mới ra đời, phương tiện nghe nhìn hiện đại cũng hiện hữu ngày một nhiều hơn trong đời sống thường ngày của đồng bào. Do đó, xu thế thưởng thức âm nhạc, giải trí của người đồng bào cũng thay đổi. Nhạc cụ mới, phương tiện nghe nhìn hiện đại có sức hấp dẫn đối với giới trẻ. Các loại nhạc cụ và những làn điệu dân ca truyền thống của đồng bào DTTS, cũng theo đó mà vơi đi là điều khó tránh khỏi! Thế nhưng, thực tế có không ít người dân, nghệ nhân luôn đau đáu với việc giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, người đàn ông Bru-Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện biên giới Hướng Hóa (Quảng Trị) là một ví dụ.

Là người con của dân tộc Bru-Vân Kiều, Hồ Văn Lý yêu tiếng đàn Ta- Lư, đàn Pơ – lựa, đàn tinh tông, khèn A-mam, khèn bè và cả điệu hát xà nớt của dân tộc mình từ bé. Cũng bởi yêu nhạc cụ dân tộc, mê điệu hát xà nớt mà ông thường xuyên có mặt và tham gia các lễ hội truyền thống của dân bản tổ chức. 

Âm thanh trong trẻo của tiếng đàn Ta-Lư, điệu hát xà nớt bay bổng đã theo đó ngấm sâu vào máu thịt Hồ Văn Lý. Lớn hơn một chút, qua các lần đi sim cùng trai gái trong bản, Hồ Văn Lý bắt đầu học hát điệu xà nớt, điệu tà oải. Rồi lại làm quen với đàn Ta-Lư, đàn Pơ-lụa, đàn tinh tông…

 Càng học, Hồ Văn Lý càng say và thể hiện năng khiếu với các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Khi đã chơi thành thạo, Hồ Văn Lý lại tìm đến các nghệ nhân lớn tuổi để học chơi các loại nhạc cụ truyền thống. Chưa dừng lại ở đó, ông còn học cách chế tác một số loại nhạc cụ như đàn tinh tông, đàn Pơ-lụa. Bởi theo ông “phải tự tay chế tác thì tiếng đàn mới đúng như ý muốn của mình”.

Kiên trì chịu khó cộng với niềm đam mê, ông Hồ Văn Lý đã hát được điệu xà nớt, điệu tà oải và chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống cha ông để lại. Đồng thời, ông Lý còn chế tác thành công đàn tinh tông, đàn Pờ lứa khi còn rất trẻ. Từ đó, những cây đàn này cũng theo ông đi biểu diễn nhiều nơi. Mỗi buổi tối, sau bữa cơm ấm cúng cùng gia đình, ông dành thời gian tự tập luyện khèn bè, đàn và hát các làn điệu dân ca. Với ông Lý, âm thanh của các loại nhạc cụ truyền thống và các điệu hát xà nớt, tà oải đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống của đồng bào Bru-Vân Kiều ở Thôn Chênh Vênh đã gắn liền với phát triển du lịch cộng đồn
Việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Bru-Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh đã góp phần phát triển du lịch cộng đồng

Nặng lòng níu giữ “hồn cốt” dân tộc

Càng tinh thông biểu diễn và chế tác các nhạc cụ truyền thống, ông Hồ Văn Lý lại càng muốn níu giữ “hồn cốt” của dân tộc mình được trường tồn. Cái thuận với ông là Chênh Vênh đã trở thành làng du lịch cộng đồng. Điệu hát xà nớt và cả tiếng đàn Ta-lư, đàn tinh tông… đã gắn được với sự phát triển kinh tế của đồng bào.

Tối thứ 7 hàng tuần, các con, cháu của ông và cả lớp trẻ ở thôn Chênh Vênh lại tập trung ngồi quây quần nghe ông đàn, hát làm mẫu. Sau phần biểu diễn mẫu, ông Lý lại cần mẫn chỉ cho từng người về cách hát, cách chơi nhạc cụ truyền thống. Trong số đó, đã có nhiều người hát theo đúng điệu, biết cách sử dụng đàn tinh tông, pờ lứa, khèn bè. Âm thanh của nhạc cụ, giọng hát của già trẻ, gái trai hòa quyện vang cả bản làng. Đó là cách mà ông Lý gieo vào thế hệ trẻ người Bru-Vân Kiều tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hồ Văn Quý cho hay: “Ông Lý là người rất am hiểu văn hóa truyền thống người Vân Kiều, nhất là chế tác, sử dụng nhạc cụ, hát dân ca, thực hành dân vũ. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp để mở lớp truyền dạy, bản tồn văn hóa truyền thống. Đồng thời, vận động ông Lý tiếp tục tham gia truyền dạy cho thế hệ sau góp phần lan tỏa tình yêu nhạc cụ, dân ca truyền thống đến với tất cả người”.

Bằng vốn hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm của mình, ông Lý trở thành hạt nhân trong các phong trào văn nghệ quần chúng. Ông còn là hạt nhân trong Câu lạc bộ Văn nghệ truyền thống thôn Chênh Vênh. Ông Lý cùng các thành viên câu lạc bộ biểu diễn phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại điểm du lịch sinh thái thôn Chênh Vênh, góp phần thu hút du khách, phát triển kinh tế -xã hội cho quê hương. Thông qua đó, giới thiệu và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Bru-Vân Kiều đến với du khách thập phương.

Nhiều người trẻ Bru-Vân Kiều chơi thành thạo đàn Ta-lư
Nhiều người trẻ Bru-Vân Kiều chơi thành thạo đàn Ta-lư

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.

Với ông Lý, khi đàn Ta-lư, đàn tinh tông và cả những điệu hát xà nớt, tà oải được thế hệ trẻ yêu thích và sử dụng thành thạo là niềm vui lớn. Bởi ông biết, “hồn cốt” của dân tộc mình đã được thế hệ sau kế thế. Rồi đây, trong các lễ hội Mừng lúa mới, Tết cổ truyền... hay trong các đêm đón khách ở Chênh Vênh, điệu tà oải, xà nớt và cả tiếng đàn Ta-lư, đàn tinh tông còn vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.