Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xã nghèo Cư Prông đổi thay nhờ Chương trình MTQG 1719

Lê Hường - 23:01, 09/03/2024

Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, xã Cư Prông đang đổi thay từng ngày nhờ những dự án hỗ trợ thiết thực, căn cơ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, hàng chục căn nhà mới khang trang, kiến cố được xây dựng hỗ trợ hộ nghèo an cư, các tuyến đường sửa chữa, làm mới phẳng lì, sạch đẹp, công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ấm áp những ngôi nhà từ Chương trình MTQG 1719

Cách trung tâm huyện Ea Kar 30km, xã Cư Prông nép mình dưới chân núi Cư Prông hùng vĩ, tiếp giáp huyện M’Đrắk. Toàn xã có 12 dân tộc cùng sinh sống tại 9 thôn, buôn, với 1.168 hộ, 4.987 khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 80%, chủ yếu là các dân tộc phía Bắc di cư vào sinh sống.

Con đường bê tông dẫn vào buôn M’um phẳng lì, sạch đẹp vừa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Prông vui mừng nói: Nhà nước đầu tư đường đẹp, nâng cấp công trình thủy lợi, xây nhà ở, hỗ trợ sinh kế cho người dân, mở ra nhưng cơ hội mới để người dân phát triển kinh tế, từng ngày đi lên.

Buôn M’um, xã Cư Prông có 47 hộ, 209 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Ê Đê. Đất canh tác ít, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nên đời sống của người dân buôn M’um gặp rất nhiều khó khăn. Toàn buôn hiện có 28 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, nhiều hộ không có nhà ở, thiếu tư liệu sản xuất để phát triển kinh tế.

Anh Y Dem Mlô, trưởng buôn M’um cho biết: Buôn M’um nằm là địa bàn xa nhất xã, nằm sâu trong thung lũng, tách biệt với trung tâm xã. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, năm 2023, buôn M’um có 5 hộ được hỗ trợ xây nhà ở theo Dự án 1, 11 hộ được hỗ trợ bò sinh sản theo Tiểu dự án 2, Dự án 3. Một số đoạn đường được sửa chữa, làm mới giúp diện mạo của buôn thay đổi, tươi sáng hơn. Đó chính là hỗ trợ thiết thực của Nhà nước chính là động lực để hộ nghèo vươn lên, từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Một góc xã vùng sâu Cư Prông
Một góc xã vùng sâu Cư Prông

10 năm lập gia đình là chừng ấy năm vợ chồng chị H’Rên Niê (35 tuổi) sống cùng bố mẹ và các em trong ngôi nhà sàn cũ, chật chội, sinh hoạt bất tiện. Chị H’Rên kể: Khi kết hôn, bố mẹ cũng cho một ít đất rẫy trồng mì (sắn) và 1 sào đất lúa nước. Nhưng đất xấu, năng xuất cây trồng không cao, thu nhập bấp bênh, trang trải cuộc sống gia đình còn khó khăn nên chưa bao tôi giờ dám nghĩ sẽ có một ngôi nhà tươm tất. Bây giờ được Nhà nước hỗ trợ xây nhà khang trang, kiên cố như thế này, vợ chồng chị như được tiếp thêm động lực để cố gắng vươn lên, yên tâm làm việc, tập trung phát triển kinh tế, nuôi con cái ăn học đàng hoàng.

 “Với tôi đó là niềm hạnh phúc rất lớn, là mơ ước về mái ấm mà vợ chồng tôi suốt bao năm qua. Gia đình tôi biết ơn Nhà nước, các cấp ngành và chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình tôi nhà ở”, chị H’Rên Niê bộc bạch.

Dọn đồ về nhà mới, gia đình anh Hoàng Văn Tính, thôn Hạ Long vui mừng khôn xiết. Anh Tính bảo: Theo gia đình vào đây lập nghiệp, sinh sống, đất canh tác ít, chủ yếu trồng mía, mì phụ thuộc vào tiết trời, năng suất năm được năm mất, trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học còn khó khăn, nên chuyện làm nhà vợ chồng gác lại, chưa dám nghĩ đến. Bây giờ được nhà nước hỗ trợ nhà rồi, vợ chồng yên tâm làm việc, tập trung phát triển kinh tế, nhanh chóng thoát nghèo.

Thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, năm 2023, xã được xây dựng 36 ngôi nhà cho các hộ nghèo đồng bào DTTS. Đến nay, các ngôi nhà đều đã hoàn thiện, người dân đã đưa vào sử dụng.

Con đường được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn xã Cư Prông
Con đường được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn xã Cư Prông

Xã nghèo khởi sắc

Cư Prông là xã đặc biệt khó khăn. Thu nhập chính của người dân dựa vào nông nghiệp, nhưng đất sản xuất ít, canh tác không thuận lợi nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, toàn xã hiện là 23% hộ nghèo, 9.4% hộ cận nghèo. Nguồn vốn từ các Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 đầu tư vào xã, tạo đà để Cư Prông khởi sắc về diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân.

Vừa được hỗ trợ bò sinh sản theo Tiểu dự án 2, Dự án 3 về hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, gia đình chị Hoàng Thị Tuyết, thôn 6a, xã Cư Prông được hỗ trợ một con bò và làm chuồng trại, với kinh phí hơn 21 triệu đồng. Chị Tuyết chia sẻ: Gia đình mình chỉ có mấy sào đất mía, cả năm thu hoạch một lần, giá cả bấp bênh nên mãi không thoát nghèo. Được nhà nước hỗ trợ bò sinh sản, làm chuồng trại và cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Đó là tiền đề tạo đà cho gia đình mình phát triển chăn nuôi, từng bước thoát nghèo.

Theo báo cáo, năm 2023 xã đã thực hiện cấp bò và hỗ trợ làm chuồng trại cho 50 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thuộc 5 thôn, buôn trên địa bàn với kinh phí 1 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng 2 nhà cộng đồng, với tổng kinh phí 650 triệu đồng; 2 công trình giao thông kinh phí gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra, xã triển khai thực hiện các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe Nhân dân,…

Đồng bào dân tộc Nùng xã Cư Prông còn giữ gìn nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có đàn tính, hát then
Đồng bào dân tộc Nùng xã Cư Prông còn giữ gìn nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có đàn tính, hát then

Ngoài phát triển kinh tế - xã hội, xã Cư Prông cũng rất quan tâm công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Nùng.

Chia sẻ với chúng tôi Phó Chủ tịch UBND xã Cư Prông Hoàng Quốc Việt nhấn mạnh: kết quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành từ tỉnh đến thôn, buôn. Việc triển khai thực hiện chính sách đầy đủ, kịp thời đã giúp cho người nghèo giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được đầu tư từng bước được cải thiện và nâng cao, công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm. 

Điều quan trọng nữa là, nhận thức của một bộ phận người nghèo từng bước được nâng lên, tự giác thay đổi tập quán, tư duy trong sản xuất, tích cực học tập, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 7 giờ trước
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 8 giờ trước
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 8 giờ trước
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đặc sắc Lễ hội Then Kin Pang Lai Châu năm 2025

Đặc sắc Lễ hội Then Kin Pang Lai Châu năm 2025

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Sáng 7/4, tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ), UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Then Kin Pang năm 2025 với chủ đề “Lời Then vọng mãi”.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.
Đồng bào DTTS Gia Lai hướng về ngày Giỗ Tổ

Đồng bào DTTS Gia Lai hướng về ngày Giỗ Tổ

Trang địa phương - Hòa Bình - 9 giờ trước
“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng BaKhắp miền truyền mãi câu ca,Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.Câu ca dao mãi vang vọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhắc nhớ tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Cùng với người dân cả nước, đồng bào Ba Na, Gia Rai ở tỉnh Gia Lai đoàn kết một lòng hướng về ngày Giỗ Tổ với niềm tự hào, thành kính.
Triệu tấm lòng Nhân dân hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triệu tấm lòng Nhân dân hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang địa phương - Bảo Ngân - Lê Hường - 9 giờ trước
Hàng triệu tấm lòng Nhân dân hòa cùng những giai điệu hào hùng hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Chương trình "Bản trường ca hòa bình". Đặc biệt, màn trình diễn 3D Mapping trước Hội trường Thống nhất (tức Di tích lịch sử Dinh Độc Lập tại TP. Hồ Chí Minh) nức lòng đồng bào khi tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/4, nhân dịp về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ tại Trung tâm Thông tin chỉ huy, đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.