Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Lập hương ước đuổi “con ma rượu”...

Phạm Tiến - 06:48, 25/03/2024

Rượu, bia gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Với đồng bào vùng cao, vấn nạn say xỉn đã làm cho cái đói, cái nghèo thêm phần dai dẳng. Để chấm dứt tình trạng say xỉn, bản Mò O Ô Ồ xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) lập Hương ước quyết tâm đuổi “con ma rượu” ra khỏi bản.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Mò O Ồ Ồ Cao Xuân Long (áo trắng) cùng cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng thường xuyên đến từng hộ đồng bào để tuyên tuyền, vận động nhân dân bỏ rượu
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Mò O Ồ Ồ Cao Xuân Long (áo trắng) cùng cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng thường xuyên đến từng hộ đồng bào để tuyên tuyền, vận động nhân dân bỏ rượu

Đuổi “ma men” ra khỏi bản

Cơn mưa nặng hạt dịp trung tuần tháng 3, làm cho hành trình trở lại bản vùng cao Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bị chậm lại. Đã cuối giờ sáng, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Cao Xuân Long vẫn đợi chúng tôi ở nhà sinh hoạt cộng đồng của bản, như đã hẹn. Vừa gặp lại, anh Long hồ hởi: “Nhà văn hóa bản khang trang rồi, vừa được xây mới từ năm trước. Đời sống kinh tế của đồng bào ở bản cũng ngày một khá hơn. Một phần cũng là từ khi “con ma men” đã bị đuổi ra khỏi bản đó chú ạ…”.

Mò O Ồ Ồ là bản nằm gần biên giới Việt - Lào thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Toàn bản có 73 hộ, 318 nhân khẩu người Rục (nhánh địa phương của dân tộc Chứt) sinh sống. Do điều kiện địa hình nằm biệt lập nên điều kiện phát triển kinh tế của đồng bào nhiều năm về trước có nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó, “con ma men” đã làm cho nhiều người bỏ vườn, quên cả rẫy nên cái đói thêm dai dẳng, tình trạng này  diễn ra khá phổ biến.

Như trường hợp ông Cao Xuân Vinh (60 tuổi) ở bản Mò O Ồ Ồ. Trước đây, ngày nối ngày ông Vinh thường chìm trong điệp khúc say, tỉnh. Cũng vì thế mà sức khỏe của ông sa sút, vườn bỏ và cái rẫy ông cũng đã quên. Cuộc sống gia đình ông cũng vì thế mà lâm vào cảnh túng quẫn.

Được sự vận động tuyên truyền của cán bộ chiến sĩ Biên phòng, ông Cao Xuân Vinh đã từ bỏ rượu, hang say lao động
Được sự vận động tuyên truyền của cán bộ chiến sĩ Biên phòng, ông Cao Xuân Vinh đã từ bỏ rượu

Cuối năm 2023 là dấu mốc quan trọng của đồng bào Rục ở Mò O Ồ Ồ, khi bản hương ước với quyết tâm đuổi “con ma rựơu” ra khỏi bản được lập. Thời điểm đó, già làng, trưởng bản, cấp ủy, cùng với sự giúp sức của Đồn biên phòng Cà Xèng đã họp với bà con, tuyên truyền, đả thông tư tưởng... rồi thông qua bản hương ước. 

Mới đầu, không dễ gì thuyết phục được những “ma men” từ bỏ rượu. Thế nhưng bằng sự bền bỉ, các chiến sĩ Đồn biên Phòng Cà Xèng, tiêu biểu là Thiếu tá Viên cùng với già làng, trưởng bản và Người có uy tín đã thuyết phục được đồng bào. Và ông Cao Xuân Vinh là ví dụ điển hình trong việc từ bỏ rượu ở Mò O Ồ Ồ.

No ấm đã về với bản Mò O Ồ Ồ

Trong câu chuyện với phóng viên, ông Cao Xuân Vinh tâm tình: "Khi cán bộ biên phòng và già làng, trưởng bản khuyên răn, tôi không uống rượu nữa. Bây giờ bản lại có hương ước, ai say xỉn không chấp hành là bị phạt. Tôi phải tập trung làm ruộng, nuôi con bò, con dê để lo cho con cái học hành tốt hơn".

Nhà sinh hoạt cộng đồng bản Mò O Ồ Ồ đã được đầu tư xây dựng khanh trang
Nhà sinh hoạt cộng đồng bản Mò O Ồ Ồ đã được đầu tư xây dựng khanh trang

Không chỉ gia đình ông Vinh, nhiều hộ đồng bào ở Mò O Ồ Ồ đã mạnh dạn vay vốn trồng rừng, chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình mang lại thu nhập cao. Không chỉ đủ ăn mà còn có tích lũy, nhiều hộ đã làm đơn tự nguyện thoát khỏi hộ nghèo. Đến nay, toàn bản Mò O Ồ Ồ đã có hơn 40 hộ gia đình thoát nghèo.

Nếp nghĩ và cách làm của đồng bào Rục có nhiều đổi mới. Cùng với sự hỗ trợ của chiến sĩ Đồn biên Phòng Cà Xèng, đồng bào Rục ở Mò O Ồ Ồ đã làm chủ canh tác được 5,3ha lúa nước, 4,7ha ngô. 

Về cơ bản, bà con đã làm chủ được lương thực tại chỗ. Kết thúc mùa vụ, nhiều người còn tham gia làm nghề bốc vác gỗ keo tràm, phụ hồ để có thêm thu nhập. Chính nhờ những nguồn thu đó, nhiều gia đình đồng bào Rục đã mua sắm được xe máy, ti vi, nâng cao cuộc sống.

Cùng với sự giúp đỡ của chiến sĩ Đồng biên phòng Cà Xèng, đồng bào Rục ở Mò O Ồ Ồ đã làm chủ sản xuất 5,3 ha lúa nước, 4,7 ha ngô
Cùng với sự giúp đỡ của chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng, đồng bào Rục ở Mò O Ồ Ồ đã làm chủ sản xuất 5,3 ha lúa nước, 4,7 ha ngô

Đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, bà con người Rục tự hào đã nuôi được con em vào đại học, cao đẳng. Có người đi bộ đội để chung tay bảo vệ đất nước. Nói về chuyện học của các em ở Mò O Ồ Ồ, ông Cao Xuân Long, Bí thư Chi bộ bản khoe: “Em Cao Thị Lệ Hằng là nữ sinh DTTS đầu tiên ở xã Thượng Hóa thi đậu đại học. Ngoài ra còn có nam sinh theo học Trường Trung cấp Biên phòng, các em đều được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng đỡ đầu từ khi còn bé”.

Trên cánh đồng ở bản Mò O Ồ Ồ, máy móc đã được đưa vào sản xuất
Trên cánh đồng ở bản Mò O Ồ Ồ, máy móc đã được đưa vào sản xuất

Dọc theo con đường độc đạo chạy xuyên Mò O Ồ Ồ để về xuôi, tôi kiểm chứng lại lời Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa Đinh Văn Giáo nói: “Ở Mò O Ồ Ò giờ đã không còn cảnh say xỉn nằm lăn lóc trên đường. Bà con rất chăm chú ruộng vườn, vì thế mà nhiều hộ gia đình đã thoát được nghèo” là đúng. “Con ma rựơu” đã bị hương ước ở Mò O Ồ Ồ đuổi ra khỏi bản. Thay vào đó, là những ngôi nhà gạch cứng cáp nằm kế tiếp nhau, chạy quanh theo triền núi. Đó là thành quả sau chính sách tái định cư nói riêng và những chính sách dân tộc nói chung mà Đảng, Nhà nước ta dành cho đồng bào vùng DTTS và miền núi thực hiện hiệu quả trong nhiều năm qua. 

Và chính người Rục cũng đã có những thay đổi mạnh mẽ trong nếp nghĩ cách làm để rồi hôm nay, ở Mò O Ồ Ồ đã có những thửa ruộng, rừng keo, đàn gà, con trâu... hiện hữu làm cho đời sống kinh tế-xã hội ngày càng phát triển. 

Điều đáng mừng nữa là với sự “mở đường” của em Cao Thị Lệ Hằng, người trẻ ở bản Mò O Ồ Ồ đã bắt đầu chọn con đường học tập để có tri thức mở lối tương lai. Tôi tin đồng bào Rục ở Mò O Ồ Ồ, sẽ có những bước tiến dài trên con đường đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 32 phút trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 39 phút trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 45 phút trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 48 phút trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 50 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...