Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khởi sắc ở Canh Liên...

T.Nhân-H.Trường - 09:43, 14/03/2024

Xã Canh Liên, huyện Vân Canh được mệnh danh là “cổng trời” của tỉnh Bình Định; là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào Ba Na. Những năm về trước, đời sống của người dân vô cùng khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy, các nhu cầu thiết yếu như điện- đường-nước sạch vẫn thiếu thốn. Thế nhưng, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhờ được sự đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của người dân, đặc biệt từ khi có điện lưới quốc gia được kéo về các làng xa nhất của xã, đời sống của người dân ở xã vùng cao đã phát triển rõ rệt.

Từ một vùng đất khó, người dân đã vươn lên làm giàu
Từ một vùng đất khó, người dân đã vươn lên làm giàu

Đến nay, tại hai làng xa nhất của xã Canh Liên là làng Cát và Kà Bông đã có những thay đổi vượt bậc, thu nhập của người dân từng bước được nâng lên. Những ngôi nhà khang trang mọc lên, hệ thống điện-đường-trường-trạm đã được đầu tư kỹ lưỡng, các làng đã xuất hiện nhiều “triệu phú” nông dân.

Những ngày đầu tháng 3, có dịp theo chân đoàn công tác của UBND huyện Vân Canh, chúng tôi về các làng vùng cao Canh Liên. Đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà mới, khang trang vừa được xây; những căn “biệt thự” mini nằm san sát nhau cạnh những ngôi nhà sàn cũ. Hệ thống đường giao thông trải dài đến những ngõ ngách xa nhất của các làng, các công trình trường học, nhà văn hoá được xây mới đẹp mắt cũng được đầu tư, hệ thống nước sạch được đấu nối tới nhà từng hộ dân.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông thẳng tắp vừa mới hoàn thành ở làng Cát, ông Sô Lan Tài, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vân Canh, nói: Nhờ được đầu tư hệ thống đường giao thông, việc đi lại của người dân được thuận lợi. Cũng từ những con đường này, việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng cũng dễ dàng, thuận tiện hơn, nhờ đó những căn nhà hoành tráng cũng đã được xây dựng trong thời gian gần đây.

“Cách đây hơn 5 năm, đường sá ở đây rất lầy lội. Mùa nắng thì bụi tung tứ phía, mùa mưa thì lầy lội, đất đỏ nhão nhẹt. Mỗi bận đi khảo sát hoặc tìm hiểu đời sống người dân trong làng trở ra, quần áo chẳng khác nào… trâu lăn vũng bùn. Người dân đi lại rất khó khăn, tội nhất là các em học sinh có khi đến trường mà quần áo lấm lem bùn đất. Thế nhưng, sau gần 3 năm kể từ khi điện về làng, đường sá được sửa sang, mọi thứ đã thay đổi một cách nhanh chóng”, ông Sô Lan Tài nhớ lại.

Chỉ tay vào căn nhà khang trang trước mặt, ông Tài cho biết: Vài năm trước, hộ gia đình này vẫn nằm trong diện cận nghèo, nhưng nhờ phấn đấu làm ăn nên đã có được cơ ngơi tiền tỉ. Thật vậy, năm 2007, ông Đinh Văn Óc (44 tuổi, làng Cát) vẫn hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không quanh năm lận đận với mấy sào lúa nước vụ được vụ mất. Nhưng nhờ sự đầu tư của Nhà nước, cùng với sự nổ lực của bản thân, ông Óc đã mạnh dạn vay tiền để đầu tư chăn nuôi bò, trồng keo, trồng sầu riêng…với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Từ một hộ không có đủ cái ăn qua ngày, nay gia đình ông đã xây được căn nhà mới hơn 1,1 tỉ đồng.

Công trình Nhà văn hoá đang được xây dựng với hơn 1,2 tỉ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Công trình Nhà văn hoá đang được xây dựng với hơn 1,2 tỉ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Còn anh Đinh Văn Tưởng, một người dân địa phương, cho hay: Từ khi có ánh điện về như mở ra một trang mới cho vùng đất khó này. Nhiều hàng quán trong làng được mở ra. Người dân có điều kiện tiếp xúc với internet để học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Ngày trước, không có điện, việc sinh hoạt và nhất là tưới tiêu gặp rất nhiều khó khăn. Từ lúc có điện về, người dân sắm sửa máy bơm về tưới cho cây trồng thuận lợi, nhờ đó kinh tế cũng đỡ hơn rất nhiều.

Không chỉ có làng Cát, diện mạo làng Kà Bông cũng khởi sắc hơn nhiều so với hơn 2 năm về trước, thời điểm trước khi mạng lưới điện quốc gia được kéo về. Già Đinh Văn Thảo (64 tuổi) hồ hởi đón chúng tôi trong căn nhà mới xây dựng cuối năm ngoái, với hơn 1 tỉ đồng. Già bảo, nhờ có chính sách tốt của Đảng, Nhà nước mà làng Kà Bông nay đã khang trang hơn, đẹp hơn rất nhiều. Đồng bào Ba Na đã tiếp cận được nhiều cách làm hay, học được nhiều mô hình làm kinh tế mới để vươn lên thoát nghèo.

Từ những hộ khó khăn, người dân đã vươn lên làm giàu và trở thành những “triệu phú” nông dân, xây được nhà tiền tỉ
Người dân Canh Liên đang vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu

“Mấy năm trước, ở đây đường xá đi lại khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nương rẫy, trồng củ mì. Nhưng từ được cán bộ phổ biến về mô hình chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ con giống, kinh tế của người dân đã thay đổi rất nhanh. 5 năm trước, làng hiếm lắm mới có được một căn nhà đổ bê tông chắc chắn, nhưng nay đa số người dân trong làng đã “lên” nhà mái thái, nhà gạch men ngói đỏ sáng choang”, già Thảo nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Canh Liên, cho biết: Dự án cấp điện lưới quốc gia cho 3 làng xa nhất của xã Canh Liên, huyện Vân Canh, gồm: làng Cát, làng Chồm và làng Kà Bông) được đưa vào vận hành từ đầu tháng 2/2021, đã giúp cuộc sống của hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Ba Na nơi đây có những đổi thay tích cực. Cùng với đó, từ các chính sách hỗ trợ của Trung ương và các cấp trong tỉnh, cơ sở hạ tầng về đường sá, trường học, nhà văn…hoá cũng đang được đầu tư xây dựng bài bản.

Bên cạnh việc tuyên truyền vận động bà con áp dụng các mô hình kinh tế mới để cải thiện kinh tế, chính quyền địa phương còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, truyền đạt các kỹ thuật chăn nuôi và trồng cây đến với người dân. "Hiện nay, từ các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vốn chính sách từ tỉnh và huyện..., xã đang quyết liệt triển khai các công trình, dự án dân sinh, các mô hình sinh kế cho người dân nhằm giúp họ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất mệnh danh “cổng trời” này”, ông Lợi chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 3 giờ trước
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 9 giờ trước
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 9 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).