Là huyện đảo có địa bàn quan trọng về mặt quốc phòng, đồng thời là chốt tiền tiêu, án ngữ một trong những hướng vươn ra Biển Đông, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đổi thay đáng kể và hướng đến xây dựng thành phố giữa tiền tiêu sóng dữ...
Phóng sự -
Thanh Nguyễn - Hùng Tiến -
17:04, 20/04/2023 Những căn nhà tranh xiêu vẹo và trống hoác; khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, địa bàn cách trở…; những khốn khó và đói nghèo ấy khiến cụm bản người Đan Lai ở Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) dường như càng trở nên biệt lập hơn. Khe Nóng chưa bao giờ hết nóng, bởi nỗi lo thường trực của bà con dân bản vẫn là những kế sách mưu sinh và chuyện học hành của con trẻ.
Sau một thời gian triển khai, mô hình du lịch thân thiện với voi đã có những bước chuyển biến tích cực. Đến nay, số voi nhà tại Đắk Lắk tham gia mô hình voi thân thiện ngày càng nhiều hơn. Các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến voi dần thay thế bằng những hoạt động thân thiện, gần gũi, nhân văn.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
11:00, 07/04/2023 Tôi đã gặp ở A Pa Chải những buổi chiều tiêu sơ lúc hoàng hôn mờ dần trên các dãy núi miền quan tái trập trùng - những buổi chiều sơn khê cô liêu chưa xa mà đã nhớ, đã nghe lòng day dứt nỗi sinh ly... Nếu bạn từng nghe ở đâu đó về cụm từ “ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào” hoặc nơi “một tiếng gà ba nước nghe chung”, thì đó là bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
14:58, 05/04/2023 Với người Bru Vân Kiều ở thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) rừng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào. Bảo vệ rừng là “Bảo vệ môi trường sống cho con cháu mai sau”.
Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên làng Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã được nhiều người biết đến. Hôm nay, bà con ở “miền dấu tích ngàn xưa” này, đã quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay để đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, nhiều cá nhân, tổ chức tội phạm tín dụng đen đã bị phanh phui, xử lý. Tuy nhiên, cũng từ đó các đối tượng đã chuyển địa bàn hoạt động bằng việc len lỏi, vươn “vòi bạch tuộc” về các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS với nhiều thủ đoạn mới.
Phóng sự -
Thọ Đào - Nguyễn Thanh -
17:26, 26/03/2023 Có thể là hơi quá khi đặt ra vấn đề: “mò mẫm” tìm lời giải cho bài toán tảo hôn nơi miền biên viễn xứ Nghệ. Song từ thực tế đã cho thấy, mục tiêu đẩy lùi hủ tục trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó là phòng chống tảo hôn đã được đặt ra và triển khai từ lâu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng rất nhiều giải pháp… nhưng, đối với huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang không mấy hiệu quả.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
00:58, 25/03/2023 Điểm cuối trong chuyến hành trình dọc tuyến biên giới Lai Châu-Lào Cai chúng tôi đến là thôn Tân Tiến, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Những câu chuyện người dân từ miền xuôi lên miền ngược khai phá, mở đất lập làng để biến vùng đất hoang vu, lau lách trở thành một vùng đất trù phú nơi biên ải này như một khúc ca bi tráng về lớp lớp thế hệ con dân đất Việt đoàn kết, chung sức giữ gìn biên cương của Tổ quốc…
Phóng sự -
Thành Nhân -
18:11, 24/03/2023 Trước đây, ở làng Đắk Pao, xã Sơn Màu (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi), hầu như ai cũng uống rượu, nên người ta đặt cho cái tên là “làng nghiện rượu”. Việc uống rượu, bia quá đà để lại nhiều hệ lụy, vợ chồng cãi nhau, hàng xóm láng giềng xích mích, cái đói, cái nghèo luôn đeo bám. Nhưng nay, làng đã khác xưa...
Phóng sự -
Thúy Hồng -
15:33, 24/03/2023 Trong suốt chặng đường từ Cột cờ Lũng Pô, Đồn Biên Phòng A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi “con sông Hồng chảy vào đất Việt” đến Đồn Biên phòng Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - nơi cuối trời Tây Bắc, mỗi cung đường đi qua đều là những câu chuyện đẹp về tình quân - dân. Những câu chuyện như những bản hùng ca về miền biên viễn.
Phóng sự -
Thọ Đào - Nguyễn Thanh -
19:37, 22/03/2023 Nhiều bạn trẻ, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã chẳng thể vượt lên chính mình, chẳng thể vượt qua hủ tục… vội vã làm vợ, làm chồng khi chưa đủ tuổi. Cuộc hôn nhân chưa được pháp luật công nhận dường như đang “trói buộc” ước mơ, khát vọng, cơ hội của họ trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
14:25, 22/03/2023 Điện thoại của anh Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) liên tục đổ chuông. Nơi thì hỏi cát, chỗ gọi xi măng… tất bật lắm. “Cả Kỳ Sơn như đang vào hội, ở đâu cũng rộn rã tiếng nói tiếng cười. Những ngày này, bà con đang chung tay giúp hộ nghèo dựng lại nhà”, anh Hòa hồ hởi nói. Và tôi gọi đó là ngày hội an cư.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
11:01, 22/03/2023 Rời Pa Ủ, chúng tôi xuôi về Đồn Biên phòng Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Con đường từ cửa khẩu Ma Lù Thàng men theo dòng Nậm Na vào Huổi Luông chạy dài theo tuyến đường biên giới Việt - Trung rất đỗi tươi đẹp, thanh bình. Đứng từ bên này nhìn sang bên kia nước bạn (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) có thể nhìn rõ mặt người… Để bảo vệ vững chắc từng tấc đất nơi biên cương của Tổ quốc, những chiến sĩ quân hàm xanh đã tạo dựng thế trận lòng dân vững chắc, thiết lập "vành đai xanh" nơi biên giới…
Phóng sự -
Thọ Đào - Nguyễn Thanh -
09:39, 21/03/2023 Trong những bản làng mờ sương nơi miền Tây xứ Nghệ, vẫn còn bao đứa trẻ chưa kịp lớn đã vội vã lấy vợ, lấy chồng; chưa kịp trưởng thành đã bước vào cuộc hôn nhân chóng vánh. Sau những trang sách còn dang dở, là lời ru buồn, là hệ lụy cho cả cộng đồng và xã hội trước một vấn nạn chưa có hồi kết.
Phóng sự -
Hoàng Thùy -
14:23, 20/03/2023 Nằm giữa trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ông Hoàng Thành (SN 1961) có hẳn một khu vườn rừng 1.000 m2 không gian xanh mát, thoáng đãng. Nơi ấy, những hóa thạch về trầm tích văn hóa - lịch sử trong lòng đất Tây Nguyên có niên đại hàng triệu năm được trưng bày khoa học, đẹp mắt. Đây có lẽ là “bảo tàng đá” độc nhất trên miền đất đỏ bazan này.
Nơi miền biên viễn xứ Nghệ, cuộc sống của đồng bào các DTTS đang ngày một ấm no, bình yên hơn. “Quả ngọt” ấy là bao tháng ngày “ba cùng, bốn bám”, cầm tay chỉ việc của những chiến sĩ quân hàm xanh để những mô hình phát triển kinh tế ra đời, mang lại hiệu quả cao. Đó cũng chính là động lực để bà con nơi đây tự tin thay đổi tư duy và nhận thức, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
11:15, 20/03/2023 Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp được theo Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đi dọc tuyến biên giới Tây Bắc ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu. Đến những nơi xa xôi của Tổ quốc, tận mắt thấy những việc làm của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cho người dân nơi vùng cao, càng thấm thía nghĩa tình quân dân nơi miền biên viễn...
Phóng sự -
Lý Thu - Mai Phương -
11:02, 20/03/2023 Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã có những tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống một cách bình dị mà hiệu quả nhất, tiếp tục thắp sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
09:57, 20/03/2023 Dòng suối Cướm ôm trọn vùng đất Na Mô, tạo cho bản này một khung cảnh rất thơ mộng. Có lẽ thế nên bản mới có tên là bản Cướm. “Giá mà quanh năm nước cứ hiền hòa chảy như thế thì chẳng nói làm chi, nhưng khi suối Cướm nổi giận thì cuốn phăng tất cả. Ta chỉ mong được một lần đi trên chiếc cầu như lời hứa của cán bộ định canh định cư cách nay 30 năm”, lời gan ruột ấy là của ông Lộc Văn Cảnh ở bản Cướm, xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An).