Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cách người Cơ Tu nhớ ơn Bác Hồ

T.Nhân - H.Trường - 05:57, 15/02/2024

Đối với đồng bào Cơ Tu tại các huyện miền núi Quảng Nam, Bác Hồ là Vị Cha già dân tộc. Hình ảnh của Bác được đặt ở nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà. Đó là cách mà đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với Bác.

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng dâng hương bên bàn thờ Bác Hồ tại Gươl xã Lăng, huyện Tây Giang. (Ảnh: ALăng Ngước)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng dâng hương bên bàn thờ Bác Hồ tại Gươl xã Lăng, huyện Tây Giang. (Ảnh: ALăng Ngước)

Một lòng tôn kính Bác Hồ

Theo lời các già làng, khi đất nước bắt đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cán bộ từ dưới xuôi đã rất vất vả để mang ảnh chân dung Bác Hồ lên với người Cơ Tu. Đồng bào vốn tin vào Đảng, tin vào Bác Hồ, nhưng hình dung về Bác lại rất mơ hồ.

Già Bríu Pố, ở thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang chia sẻ: Khi ở tuổi còn chưa mặc khố đã nghe các già làng kể về Bác Hồ với những hình ảnh thật đẹp. Người Cơ Tu kính trọng Bác và thêm tin yêu Bác khi trải qua 2 cuộc chiến tranh, đất nước được thống nhất. Bà con Cơ Tu có được cuộc sống bình yên, hủ tục lạc hậu bị đẩy lùi…

Hiện nay, tại các bản làng đồng bào DTTS Quảng Nam, không phân biệt giàu hay nghèo, nhà lớn hay nhà nhỏ, cứ hễ là người Cơ Tu thì khi dựng nhà, dựng gươl, việc đầu tiên tính đến là đặt bàn thờ Bác Hồ ở đâu cho trang trọng.

Chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đang từng bước được nâng lên
Chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đang từng bước được nâng lên

Những ngày cận Tết, chúng tôi về xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, địa phương có 90% dân số là đồng bào Cơ Tu. Cuộc sống của đồng bào trong những năm gần đây đã khởi sắc, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên nhờ chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã làm thay đổi diện mạo xã nghèo.

Anh Alăng Chinh, ở thôn Pho, xã Sông Kôn vừa dọn về ngôi nhà mới, rộng hơn 100m2 vừa được vợ chồng dành dụm xây mới để kịp đón Tết. Bàn thờ Bác được vợ chồng anh trang trọng đặt giữa nhà, với lòng thành kính sâu sắc nhất.

Truyền thống thờ Bác Hồ ở Sông Kôn đã có từ lâu lắm rồi. Người Cơ Tu thờ Bác với ý nghĩa đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại. Nhờ có Đảng, có Bác mà đến nay người dân mới có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống được ấm no hạnh phúc. Tất cả các gia đình đồng bào Cơ Tu ở đây đều thờ Bác, đã thành truyền thống từ đời này qua đời khác”.

Già Alăng Đàng, 81 tuổi, thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn.

“Dân tộc mình ai cũng kính yêu Bác Hồ, Bác là Người cha vĩ đại. Nhờ có Đảng, có Bác mà người dân mới có được ấm no như hôm nay. Người Cơ Tu chúng mình hầu như tất cả đều thờ Bác như thờ tổ tiên gia đình. Từ thời ông mình, đến bố mẹ mình đều thờ Bác, khi vợ chồng có được căn nhà mới thì việc đầu tiên nghĩ đến cũng là lập bàn thờ để thờ Bác”, anh Chinh cho biết thêm.

Ghé thăm nhà anh Alăng Nết ở đầu làng, lúc chúng tôi đến, vợ chồng anh đang dọn dẹp lại bàn thờ Bác và bày trí thêm một số đồ trang trí xung quanh. Anh Alăng Nết cho hay: Gia đình mình lập bàn thờ Bác kể từ khi ra ở riêng. Cùng với việc thờ tổ tiên, dân làng người Cơ Tu thờ Bác một cách trang trọng với lòng biết ơn sâu sắc nhất. Ở đây, nhà nào cũng vậy, vào những ngày lễ, Tết hay sự kiện trọng đại của gia đình, việc đầu tiên là lau dọn bàn thờ Bác sạch sẽ. Ngoài hoa quả và bánh kẹo thông thường, người Cơ Tu sắm thêm bánh sừng trâu cùng một số sản vật đặc trưng của địa phương để dâng lên Bác. Mỗi tối và sáng, người dân thắp hương thể hiện tấm lòng của chủ nhà với tổ tiên và với Bác Hồ.

Nhờ công lao của Đảng, Bác Hồ, đồng bào Cơ Tu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Nhờ công lao của Đảng, Bác Hồ, đồng bào Cơ Tu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Bác Hồ luôn ở trong tim người Cơ Tu

Những ngày rong ruổi qua các bản làng miền Tây Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, dù nhà lớn hay nhà nhỏ thì người Cơ Tu luôn đặt bàn thờ Bác ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Trên bàn thờ, ảnh hoặc tượng Bác thường đặt ở chính giữa, ảnh người thân quá cố được đặt hai bên. Bác Hồ vẫn luôn trong trái tim người Cơ Tu. Kính Bác, người Cơ Tu một lòng theo Đảng, theo Bác không nghe lời kẻ xấu, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tích cực lao động sản xuất.

Không chỉ ở trong nhà, trên từng mái gươl của người Cơ Tu cũng có ảnh thờ Bác. Theo già Alăng Đàng, trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng, ngoài cúng tế thần linh theo phong tục, thắp hương trên bàn thờ Bác đã trở thành văn hóa chung của nhiều thế hệ người Cơ Tu. Thờ Bác Hồ là việc làm mang lại ý nghĩa rất lớn, rất đặc biệt và thiêng liêng. Bởi, với người Cơ Tu, Bác Hồ luôn ở trong trái tim cộng đồng, như vị trí của gươl được đặt ở trung tâm ngôi làng, hiện diện cho mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc mỗi ngày. Đây cũng là hình thức nhắc nhở con cháu, dù cuộc sống có thể còn nhiều khó khăn nhưng công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ, người Cơ Tu không cho phép con cháu mình được quên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.