Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đi qua những bản làng của người Chu Ru

Thảo Linh - 16:15, 28/02/2024

Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết nghĩa, hết tình, đau đáu lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống nhằm lưu truyền cho hậu thế... Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi đến với đồng bào dân tộc Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Buôn làng Chu Ru nay đã đổi thay phát triển.
Buôn làng Chu Ru nay đã đổi thay phát triển.

Trước căn nhà khiêm nhường ở làng gốm K'Răng Gọ (xã P’Róh, huyện Đơn Dương), nghệ nhân Ma Ly, 68 tuổi, dân tộc Chu Ru, cùng con gái là Ma Grét đang miệt mài chế tác mẻ gốm đầu Xuân. Nhìn các dụng cụ và cách chế tác sản phẩm gốm cũng khá đơn giản. Một chiếc vòng được làm bằng tre, một tấm gỗ nhỏ, một quả trám rừng, một miếng vải để hoàn thiện một sản phẩm gốm cả về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật.

Trước đây, làng gốm K’Răng Gọ của người Chu Ru khá phát triển. Hầu như nhà nào cũng đỏ lửa làm gốm. Các sản phẩm làm ra phần lớn phục vụ trong đời sống sinh hoạt gia đình là chính như: ché, nồi, ấm, bình, ly, tách…;Nếu dư ra, bà con Chu Ru nơi đây mới đem đi đổi chác, với hình thức hàng đổi hàng cho các buôn làng lân cận. 

Nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại đã “ùa vào” buôn làng Chu Ru, ít gia đình sử dụng sản phẩm gốm, nhất là lớp trẻ ít khi quan tâm đến nghề gốm truyền thống của dân tộc mình. Cả làng gốm K’Răng Gọ hiện chỉ còn 5 hộ đang theo đuổi nghề này.

Nghệ nhân Ma Ly đã phơi mẻ gốm đầu xuân
Nghệ nhân Ma Ly đã phơi mẻ gốm đầu xuân

Nghệ nhân Ma Ly bộc bạch: Mình được mẹ truyền lại nghề làm gốm khi mới 12 tuổi và theo đuổi nghề này đến tận ngày hôm nay. Mình không thể để nghề gốm của dân tộc mình thất truyền được, vì đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chu Ru. Mình đã truyền dạy cho con gái và một số người thân trong dòng tộc làm gốm một cách khá thành thạo. Năm 2023, mình bán được trên 200 sản phẩm gốm, với giá từ 80 đến 100 ngàn đồng/sản phẩm cho một số điểm du lịch và du khách trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, mình đang cố gắng làm 100 sản phẩm để kịp giao cho một khách hàng ở TP. Hà Nội.

Các sản phẩm gốm K’Răng Gọ do nghệ nhân Ma Ly chế tác
Các sản phẩm gốm K’Răng Gọ do nghệ nhân Ma Ly chế tác

Rời làng gốm K’Răng Gọ, chúng tôi ghé thăm nghệ nhân Ya Tuất, dân tộc Chu Ru ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra. Trong hàng chục ngàn người Chu Ru, chỉ còn lại duy nhất nghệ nhân Ya Tuất biết làm nhẫn bạc. 

Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân Ya Tuất cho biết: “Nghề làm nhẫn bạc khó nhất là công đoạn làm khuôn nhẫn, đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận. Các chi tiết khuôn nhẫn được làm từ sáp ong. Chiếc nhẫn có đẹp, có sắc sảo đúng với cái tên như mắt sâu, mắt mía, bông lúa, mặt trời... thì phụ thuộc nhiều vào công đoạn này. Bình quân mỗi lạng bạc làm được 10 chiếc nhẫn. Tùy độ tinh xảo mà những chiếc nhẫn sẽ có giá trị khác nhau. Trung bình mỗi tháng, mình bán ra thị trường từ 50 đến 100 chiếc nhẫn”.

Nghệ nhân Ya Tuất đang làm khuôn nhẫn bạc
Nghệ nhân Ya Tuất đang làm khuôn nhẫn bạc

Đối với dân tộc Chu Ru, nhẫn bạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong lễ cưới, lễ hỏi, nhẫn bạc vừa mang tính chất đính ước, lại vừa là vật biếu tặng người thân trong gia đình. Nó là vật hồi môn, vật gia truyền, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Không những thế, chiếc nhẫn bạc được dùng trong một số nghi lễ như lễ bỏ mả hoặc cúng ruộng để dâng lên thần linh. Nó là vật không thể thiếu. Chính vì vậy, vai trò của nhẫn bạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt lẫn tâm linh của dân tộc Chu Ru.

Ông Ya Loan, một nhân sỹ trí thức dân tộc Chu Ru cho biết thêm: “Nghề làm nhẫn bạc tuy không phải là nghề làm ra nhiều tiền nhưng nó là cái nghề truyền thống của người Chu Ru. Cũng may còn nghệ nhân Ya Tuất đã lưu giữ nghề này cho tận tới ngày hôm nay. Hiện tại, nghệ nhân Ya Tuất đã hướng dẫn con trai mình và một số thanh niên trong buôn làng làm nhẫn bạc. Vì đây là nghề thủ công truyền thống, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chu Ru”.

Nhẫn bạc do người Chu Ru chế tác
Nhẫn bạc do người Chu Ru chế tác

Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến với xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương để được thưởng thức vũ điệu Tamya Arya hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt của các chàng trai, cô gái Chu Ru. Có được những buổi sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa Chu Ru ấy, phải nói đến công lao lớn của Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio. 

Năm nay, bà đã cần kề 70 mùa rẫy, nhưng lúc nào cũng đau đáu với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình. Mùa Xuân cũng là mùa lễ hội, nghệ nhân Tou Neh Ma Bio và những người anh em, nhất là thế hệ trẻ của dân tộc Chu Ru lại chuẩn bị hành trang thông qua những tiếng trống, tiếng cồng chiêng, vũ điệu, lời ca, tiếng hát mang đậm văn hóa Chu Ru đi biểu diễn ở nhiều buôn làng lân cận, hoặc nhiều lễ hội văn hóa của các dân tộc anh em khác trong cả nước.

Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio tâm sự: “Mình là người con dân tộc Chu Ru nên phải có ý thức gìn giữ những gì thuộc về văn hóa dân tộc mình. Hàng chục năm nay, mình không ngừng truyền dạy cho thế hệ trẻ về cách đánh trống, đánh cồng chiêng và thổi khèn bầu, cũng như tập luyện các vụ điệu, bài hát dân ca của dân tộc Chu Ru. Mình cũng mong sao, có nhiều người đồng lòng, hợp sức để cùng nhau lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống của người Chu Ru bên dòng Đa Nhim này”.

Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio hướng dẫn thế hệ trẻ người Chu Ru trình diễn vũ điệu tămya – ariya.
Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio hướng dẫn thế hệ trẻ người Chu Ru trình diễn vũ điệu tămya – ariya.

Không chỉ có những nghề truyền thống, những điểm sinh hoạt cồng chiêng, huyện Đơn Dương đã đầu tư xây dựng làng văn hóa Chu Ru tại xã P’Róh. Đây không chỉ là không gian thích hợp để trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, diễn ra các lễ hội, mà còn là điểm đến lý tưởng nhằm giới thiệu du khách thập phương tìm hiểu thêm về các phong tục, tập quán, trang phục, dân ca, dân vũ, công trình kiến trúc và các nghề thủ công truyền thống như, làm đồ gốm, chế tác nhẫn bạc, dệt thổ cẩm, làm rượu cần,... đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Chu Ru.

Chia tay các buôn làng Chu Ru trong tiết Xuân dịu ngọt, tôi không quên và trân trọng những đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của các nghệ nhân luôn đau đáu trăn trở với nghề làm gốm, làm nhẫn bạc của dân tộc mình. Tiếng đánh vần của lũ trẻ con em đồng bào dân tộc Chu Ru do ông Ya Loan ngày đêm truyền dạy. Và cả những thanh âm của trống sơgơl, sáo tenia, kèn kwào hòa cùng vũ điệu tămya - ariya của những chàng trai, cô gái Chu Ru nhịp nhàng, uyển chuyển, rạo rực đắm say giữa đại ngàn trùng điệp Nam Tây Nguyên...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 7 giờ trước
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.