Vào tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk lại nô nức tổ chức Lễ hội mừng Xuân. Trong rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống hấp dẫn, hội chọi bò được mong đợi nhất. Đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời được bà con người Mông mang đến quê hương mới.
Phóng sự -
Phương Nghi -
20:00, 26/02/2023 Để có được những mẻ cá khô ngon, đậm đà hương vị quê biển, người dân làng nghề phải thức khuya dậy sớm, chạy nắng dầm sương. Song họ luôn tự hào về những sản phẩm của quê hương mình, cố gắng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng và xây dựng nên thương hiệu Khô biển Sông Đốc nổi tiếng gần xa.
Đã có nhiều kế hoạch, nhiều dự định để phát triển, thế nhưng đến bây giờ người dân Thủy Thanh vẫn nhìn vào nơi khác để mà ao ước về sự nở rộ cho du lịch xứ mình. Chỉ tiếc rằng, điều đó còn xa quá.
Phóng sự -
Trọng bảo -
18:07, 16/02/2023 Lũng Pô - Mảnh đất lịch sử “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, nơi từng xảy ra những cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân để bảo vệ biên cương, biên giới phía Bắc. Thời gian đã dần xóa đi những đau thương, mất mát trong quá khứ. Giờ đây, quân và dân ở Lũng Pô nói riêng, xã A Mú Sung, Bát Xát (Lào Cai) nói chung, đang đoàn kết một lòng bảo vệ biên cương Tổ quốc, nỗ lực phát triển kinh tế, xóa nghèo, xây dựng bản làng ngày càng ấm no, giàu đẹp.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
11:32, 15/02/2023 Tiếng cồng, tiếng trống… vẫn ngân vang nơi đại ngàn Trường Sơn. Những già làng người Bru Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn ngày đêm cần mẫn gìn giữ, bảo tồn và trao truyền niềm đam mê nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ. Bởi, họ biết rằng, trong đời sống tâm linh của mình, tiếng cồng hay tiếng trống ngân vang còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, hướng dân bản đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Ksor H’yên -
10:06, 14/02/2023 Cao nguyên chùng chình gió chướng, nơi bắt đầu mùa Ning Nơng tháng Ba, nơi của người làng ăn năm uống tháng và là lễ hội quan trọng nhất trong vòng đời mỗi người.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
09:40, 10/02/2023 Môi trường sống và điều kiện phát triển kinh tế hạn chế nên một thời gian dài, Nậm Miện luôn được xếp vào diện thôn khó khăn của xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Nhưng từ khi người dân biết khai thác lợi thế đất đai từ rừng, biến sản vật tự nhiên từ rừng thành hàng hóa như làm thuốc tắm truyền thống, làm chè lam, trồng thảo quả… qua đó đã có thu nhập kinh tế khá ổn định từ rừng. Nhờ đó, đời sống người dân đã từng bước đổi thay...
Đã qua rồi những năm tháng lo sợ mỗi mùa mưa lũ, bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hôm nay đã mang một diện mạo mới. Bức tranh ấy không chỉ là những mái nhà tái định cư vừa được xây dựng, không chỉ là các công trình dân sinh, đường giao thông được làm mới; mà hơn hết, bà con người Bru Vân Kiều trên đại ngàn Trường Sơn cũng đã nỗ lực, chung tay kiến thiết lại cuộc sống để bản Sắt hôm nay ngày một thêm ấm no.
Phóng sự -
Việt Thắng – Khánh An -
17:29, 03/02/2023 Đánh giá không đúng mức độ ảnh hưởng sau khi tích nước đã khiến hàng trăm hộ dân ở huyện Con Cuông (Nghệ An) bị mất đất, nhà ngập. Bà con đi đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Khi hạt thóc đã về kho, những cánh chim Cơ Tia, C’rao sải cánh giữa đại ngàn, hoa Pơ lang thắp lửa giữa nền trời xanh thẳm... mùa lữ hành đã đến. Già trẻ, gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên hẹn hò “đi xuôi” chơi chợ. Họ thích thú rảo theo những cung đường mòn song song các dãy núi, gùi trên lưng và xà gạc cầm tay, du hành về phía biển, mang sản vật của miền Thượng đổi lấy vị mặn của biển khơi. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” ấy, đã nảy nở những thâm tình.
Phóng sự -
Văn Công Hùng -
21:38, 25/01/2023 Vẫn nhớ mồn một cái cảm giác những ngày cuối năm 1981, sau 3 ngày vừa đi, ngủ nhà trọ, vừa xếp hàng mua vé, chàng sinh viên Ngữ văn vừa tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế, là tôi, đặt chân xuống bến xe Pleiku.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
18:07, 11/01/2023 Khi đào, mận bung nở khắp sườn non, ấy là Xuân đang về trên đất trời Tây Bắc, khi nhà nhà hân hoan trong niềm vui chuẩn bị đón Tết, thì trên những rẻo cao, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, những người lính quân hàm xanh vẫn lặng lẽ ngày đêm chắc tay súng, gác lại niềm vui sum họp bên gia đình. Sự hy sinh của các anh đã góp phần đem lại mùa Xuân, sự bình yên và hạnh phúc cho Nhân dân.
Người Mông ở Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã và đang cùng nhau “vượt khó” vươn lên, làm kinh tế bằng chính bản sắc truyền thống và sự cần cù vốn có. Đồng bào đã nhanh chóng thu hút du khách thập phương và sự quan tâm đầu tư của chính quyền để trở thành bản du lịch cộng đồng trong tương lai gần.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
18:19, 14/12/2022 Séo Mý Tỷ nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Từ nhiều đời nay, bà con dân tộc Mông đã đến đây định cư, sinh sống. So với trước đây, đường lên Séo Mý Tỷ hiện nay đã dễ dàng hơn, không còn những cung đường đá lởm chởm trơn trượt. Ở Séo Mý Tỷ có nhiều lợi thế để bà con có thể khai thác phát triển du lịch gắn với bảo tồn sinh thái tự nhiên.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
08:46, 14/12/2022 Như mối duyên “trời định”, một ngày đầu tháng 12/2022, chúng tôi trở lại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Cảnh cũ vẫn đây nhưng người xưa đâu chẳng thấy. Trong khi chờ được làm việc với Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Nà Hỳ (Bộ Chỉ huy Biên phòng Điện Biên), chúng tôi lang thang ở trung tâm xã biên giới Nà Hỳ, để có thể cảm nhận phần nào những đổi thay trên vùng đất biên thùy này. Mỗi bước chân nghe lòng dội lên những kỷ niệm quá khứ thật khó cắt nghĩa và cũng không dễ gọi tên...
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
06:33, 06/12/2022 Nhiệt huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm… là những gì mà chúng tôi cảm nhận được ở những Người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc Chứt dưới dãy Trường Sơn. Dẫu rằng, mỗi người một hoàn cảnh, một cách làm nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung đầy tự hào và đáng trân trọng: Tiên phong “mở lối” thoát nghèo cho bà con dân bản.
Từ chủ trương tuyên truyền vận động các hộ đồng bào DTTS phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, “tương thân tương ái”, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập..., làng Wâu, xã Chư Á, (TP. Pleiku) đã từng bước đổi thay, cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà của người Ba Na nơi đây.
Cách đây chừng 4 năm, từng bị gọi là “làng nát rượu”, nhưng bây giờ Đăk Pao đã không còn bóng ma men. Những ngôi nhà ngói đỏ tươi mới nổi bật lên giữa núi rừng xanh thẫm; cái đói cái nghèo đã được đẩy lùi, đời sống người dân đã đổi thay đáng kể.
Thương những đứa trẻ, dân làng vùng khó khát chữ, những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn” với trái tim yêu nghề, mến trò đã trụ vững nơi khó khăn. Và càng trân quý hơn, khi chính những người thầy, cô đó là người DTTS Gia Rai, Ba Na đã vượt khó truyền lửa tri thức đến các học trò nghèo trên quê hương mình.
Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.