Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS ở Lào Cai: Điểm tựa vững chắc cho người dân vùng cao (Bài 2)

Hồng Loan - Phương Hiền - 04:08, 21/11/2023

Ngày 7/12/2022, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25 về Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết trên đã góp phần triển khai hiệu quả chính sách BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ BHYT, bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.

Nhờ có BHYT hỗ trợ mà con chị Lại Thị Thào mới đủ điều kiện duy trì điều trị bệnh
Nhờ có BHYT hỗ trợ mà con chị Lại Thị Thào mới đủ điều kiện duy trì điều trị bệnh

Chia sẻ với bệnh nhân nghèo

Trong căn phòng đặc biệt dành điều trị cho các cháu mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalatsemia) tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, chị Lại Thị Thào ở xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng lại thấy buồn, khi căn bệnh của con mình không những không đỡ, mà ngày càng nặng hơn. Tính đến nay, chị đã 10 năm theo con duy trì sự sống. Trong thời gian nằm tại viện, mọi chi phí điều trị, tiền thuốc của con chị đều được BHYT chi trả theo chế độ.

Là người DTTS, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu không có BHYT hỗ trợ, gia đình chị khó có thể đủ điều kiện duy trì việc điều trị lâu như vậy. Chị Thào chia sẻ: “Cháu điều trị từ lúc 4, 5 tháng tuổi. Cháu bị căn bệnh hiểm nghèo, bị thiếu máu huyết tán. Nhà mình nghèo lắm. Rất may, được Nhà nước hỗ trợ BHYT cho hộ nghèo, nên mình mới có điều kiện đưa con điều trị bệnh”.

Chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao
Chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao

Hơn 3 năm nay, chị Hoàng Dung Chấn, 45 tuổi, ở xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai phải vào viện chạy thận mỗi tuần 3 lần. Nếu không có BHYT chi trả, thì thực sự là gánh nặng rất lớn đối với gia đình. Chị Chấn chia sẻ: “Gia đình thuộc diện hộ nghèo, từ ngày phát bệnh, tôi không đi làm nương được, cuộc sống gia đình đều phụ thuộc vào việc làm thuê của chồng. Để duy trì sự sống, hàng tháng tôi phải tốn nhiều tiền để chạy thận, đó là số tiền quá lớn và quá sức đối với gia đình tôi. Rất may, gia đình được Nhà nước hỗ trợ, nên tôi mới có điều kiện vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Nếu không có thẻ BHYT, tôi chắc không sống được đến hôm nay, vì không thể có điều kiện chữa bệnh”.

Nỗ lực vì người dân vùng khó

Từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành trên địa bàn Lào Cai đang nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh để hơn 6.000 người DTTS có khó khăn đặc thù và người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tham gia BHYT. Để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của người dân, BHXH tỉnh Lào Cai đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện; phối hợp rà soát, lập danh sách các nhóm đối tượng được hỗ trợ BHYT theo Nghị quyết.

Tuyên truyền về ý nghĩa của việc tham gia BHYT cho người dân vùng cao
Tuyên truyền về ý nghĩa của việc tham gia BHYT cho người dân vùng cao

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc BHXH tỉnh, cho biết: BHYT là một chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, Chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giúp nhiều người bệnh có điều kiện chữa trị các bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình.

Có thể thấy rằng, chính sách BHYT đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho người dân, nhất là người DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Không chỉ giúp đồng bào giảm bớt gánh nặng chi phí y tế, mà còn từng bước thay đổi quan điểm, nhận thức của họ trong việc đến cơ sở y tế khám chữa bệnh. Những ưu việt của chính sách BHYT cũng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có tổng số người tham gia BHXH là 70.460 người (gồm 61.750 người tham gia BHXH bắt buộc, 8.710 người tham gia BHXH tự nguyện) chiếm 17,59% lực lượng lao động, đạt 90,7% so với Kế hoạch giao. Số người tham gia BHTN là 53.598 người, chiếm 13,38% lực lượng lao động, đạt 97,3% so với Kế hoạch giao. Ước tổng số người tham gia BHYT là 710.578 người (trong đó: BHXH tỉnh đang quản lý là 674.761 người, người Lào Cai đang tham gia BHYT tại tỉnh khác là 35.817 người), ước tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 91,11% dân số.

Do tác động của Quyết định 861/QĐ-TTg, từ ngày 1/7/2021, số người tham gia BHYT giảm do không còn được ngân sách hỗ trợ là 137.950 người; mặc dù đã triển khai các giải pháp rà soát, tuyên truyền, vận động nhưng đến nay vẫn còn trên 47.126 người dân bị ảnh hưởng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg chưa có thẻ BHYT.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.