Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Thanh Hải - 07:25, 21/05/2024

Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.

Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là việc làm rất cần thiết. Ảnh minh họa
Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là việc làm rất cần thiết. Ảnh minh họa

“Thách thức” không nhỏ

Chúng tôi tạm gọi, xếp chung những khó khăn, bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ, phục dựng, gìn giữ di sản ở vùng DTTS chính là những “thách thức” của di sản.

Nhìn từ thực tiễn có thể thấy rõ ràng là không ít công trình kiến trúc, di tích lịch sử, hay cao hơn là di sản ở vùng DTTS gần như không được bảo vệ một cách bền vững, khả năng bị xuống cấp, xâm hại là rất lớn. Ngay cả khi có bằng công nhận di tích, di sản thì cũng chưa nhận được những nguồn lực hỗ trợ, bảo vệ kịp thời. Ngày qua ngày, dưới sự tác động của thiên nhiên, thậm chí có những nơi còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ con người, nhiều di tích đang dần trở thành phế tích… phải xếp hàng “chờ” bảo tồn!

Hãy nhìn từ di sản văn hóa Chăm ở vùng Nam Trung Bộ. Những ngọn tháp Chăm – kiệt tác vàng son một thuở của văn hóa Champa, qua thăng trầm của thời cuộc đã bị bào mòn. Nhiều di sản nơi đây đã bị hư hỏng rất nhiều, thậm chí chỉ còn là phế tích. Để lại nỗi tiếc nuối vời vợi của hậu thế khi diện kiến chiêm ngưỡng. Quá trình phục dựng những ngọn tháp Chăm với độ tinh xảo, thì không phải cứ có kinh phí, có niềm đau đáu là có thể làm được. Bởi nếu không có kỹ thuật cao thì quá trình phục dựng càng đi xa giá trị gốc ban đầu của di tích.

Một thực tế hiện nay là, nhận thức của một bộ phận người dân về di tích, di sản chưa thật sâu sắc và toàn diện; ý thức pháp luật chưa cao nên vẫn xảy ra hiện tượng vi phạm di tích và thắng cảnh. Mặt khác, ở cấp quản lý nhà nước, hiện vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ về tài chính cho những tổ chức và cá nhân có đóng góp đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá; thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn tại cơ sở, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Câu chuyện của tháp cổ Xốp Lợt ở bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) là một trong số đó. Tháp cổ này được cho là xây từ thế kỷ VII, là ngọn tháp lớn nhất và cũng là tháp duy nhất còn sót lại ở vùng biên viễn xa xôi này. Trước đây, ở xã Mỹ Lý có một quần thể tháp cổ, nhưng trải qua thời gian tất cả đều đã bị đổ sập, nay cũng chẳng còn phế tích. Với ngọn tháp hiện tại, xung quanh thân tháp đã bị kẻ xấu đục nhiều lỗ để tìm cổ vật là những bức tượng phật bằng đồng đen. Nằm ở vùng hẻo lánh, một thời gian dài thiếu sự quan tâm, thiếu kinh phí bảo tồn, tháp cổ đã xuống cấp đến nghiêm trọng.

Tập huấn bảo tồn di sản chữ Nôm Dao ở Sơn La. Ảnh minh họa
Tập huấn bảo tồn di sản chữ Nôm Dao ở Sơn La. Ảnh minh họa

Ông Lương Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý chia sẻ: Tỉnh Nghệ An đã có chủ trương tu bổ, tôn tạo tháp cổ. Hiện tại, tỉnh đang giao Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất nguồn vốn, gửi Sở Tài chính thẩm định. Chúng tôi rất thiết tha mong công trình này được tu bổ để không chỉ gìn giữ một công trình văn hóa tâm linh trên địa bàn, mà còn là điểm đến tham quan trong hành trình du lịch trải nghiệm của địa phương.

Để làm tốt công tác bảo tồn di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà nhân lực có chất lượng và công nghệ kỹ thuật cao cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nếu như câu chuyện kinh phí được giải quyết bằng các con đường từ ngân sách, từ xã hội hóa thì thiếu nhân sự am tường, thiếu công nghệ hỗ trợ… lại đang vấp phải những vấn đề không đơn giản.

Tỉnh Nghệ An đã có chủ trương tu bổ, tôn tạo tháp cổ. Hiện tại, tỉnh đang giao Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất nguồn vốn, gửi Sở Tài chính thẩm định. Chúng tôi rất thiết tha mong công trình này được tu bổ để không chỉ gìn giữ một công trình văn hóa tâm linh trên địa bàn, mà còn là điểm đến tham quan trong hành trình du lịch trải nghiệm của địa phương.

Ông Lương Văn BảyChủ tịch UBND xã Mỹ Lý

Nhiều giá trị di tích sẽ bị tổn hại nếu như hiểu việc phục chế đơn giản là làm mới, hay vá lành các tác phẩm nghệ thuật. Quá trình phục chế các tác phẩm phải tôn trọng từng lớp vật liệu gốc trên hiện vật lịch sử, tôn trọng phong cách nghệ thuật trên từng bức tranh, bức tượng. Tuy nhiên, tại nước ta, hoạt động này đang thiếu cả nhân lực chất lượng và trang thiết bị kỹ thuật cao để đảm bảo tiêu chí làm sao phục chế gần nguyên gốc nhất.

Kỳ vọng từ cơ chế, chính sách

Việc bảo vệ và phục hồi các di sản nói chung trước sự bào mòn của thời gian luôn là công việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, đó là điều thiết yếu để lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trước nguy cơ bị biến mất theo thời gian.

Trong thời gian qua, công tác phục hồi, bảo vệ, tôn tạo di sản đã có sự can thiệp hiệu quả từ các trung tâm lưu trữ quốc gia. Hiện nay, kỹ thuật phục chế tài liệu ở các trung tâm này đã đạt ở mức chuyên nghiệp cao. Các biện pháp hiện đại và truyền thống cùng được áp dụng, kết hợp giữa đôi bàn tay khéo léo của kỹ thuật viên và công nghệ, nhờ đó hàng vạn trang tài liệu cũ nát đã tìm lại được hình hài, tăng sức sống bền lâu cho tư liệu mang giá trị toàn cầu đang được lưu giữ.

Tỉnh Nghệ An đã có chủ trương tu bổ, tôn tại di tích tháp cổ Xốp Lợt được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VII
Tỉnh Nghệ An đã có chủ trương tu bổ, tôn tạo di tích tháp cổ Xốp Lợt được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VII

Ngoài các trung tâm lưu trữ quốc gia, hiện cả nước chỉ có 2 trung tâm tu bổ phục chế thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Các trường mỹ thuật trong nước hiện chưa đào tạo chuyên ngành về phục chế. Hầu hết các cán bộ phục chế là họa sĩ, kỹ sư hóa học nên kiến thức về phục chế cơ bản do tự học, mày mò từ tài liệu nước ngoài. Trong khi khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, dẫn đến tốc độ hư hại của hiện vật nhanh, nhiều tác phẩm, hiện vật chưa được bảo vệ đúng cách.

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung; sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Đó là điều cần thiết, sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập, chung chung trong việc quản lý di sản. 

Mới đây, Quốc hội đã thảo luận và sắp tới, luật di sản sửa đổi sẽ có hiệu lực, như thêm một hành lang pháp lý rộng lớn, bền vững hơn cho công cuộc bảo vệ, tôn tạo và phục vụ di sản.

Trước khi Luật di sản sửa đổi có hiệu lực, những hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 sẽ thêm một cách làm để công cuộc bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di sản sẽ ngày càng có hiệu quả hơn, đi vào chiều sâu hơn, đáp ứng tối đa niềm mong mỏi của người dân vùng có di sản.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.