Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.

Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống. Ảnh: TL
Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống. Ảnh: TL

“Vạch rừng” tìm di sản

Chúng tôi gặp ông Vi Tân Hợi (người dân tộc Thái ở thị trấn Thạch Giám, Tương Dương, Nghệ An) không biết bao nhiêu lần. Có lẽ hồi ấy, do ông là vị Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã đầy tâm huyết, trách nhiệm. Bẵng đi nhiều năm, chúng tôi lại được biết ông đang đau đáu với việc phục dựng chữ viết và ngôn ngữ của người Ơ Đu.

Theo những tài liệu thu thập được, ông Hợi kể: Qua tìm hiểu, tôi được biết người Ơ Đu có chữ viết và tiếng nói riêng. Một số già làng, thầy mo hiện tại của bản vẫn đang sử dụng tiếng nói và chữ viết Ơ Đu vào những hoạt động tín ngưỡng của tộc người này. Trong những nỗ lực tìm kiếm tiếng nói và chữ viết Ơ Đu, tôi đã cùng đoàn công tác của huyện Tương Dương sang tận bên Lào để tìm hiểu về những nét tương đồng về ngôn ngữ, chữ viết Ơ Đu. Sau đó, nhiều buổi tập huấn truyền dạy chữ viết và tiếng nói Ơ Đu cũng đã được tổ chức cho người dân bản Văng Môn, như là một cách để gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Kray Sức – một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn theo cách của riêng mình. Ảnh minh họa
Kray Sức – một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Pa Cô theo cách của riêng mình. Ảnh minh họa

Cũng như nhiều dân tộc khác, bản sắc văn hóa người Pa Cô đang dần mai một. Những người làm được đàn Ta lư, hát dân ca Pa Cô, chơi được nhạc cụ truyền thống thưa vắng dần...

Không thể để văn hóa của người Pa Cô mai một, Kray Sức - một nghệ nhân xã Tà Rụt huyện Đakrông (Quảng Trị) quyết tâm phục hồi, bảo tồn theo cách của riêng mình. “Năm 2004, tôi bắt đầu việc sưu tầm, lưu giữ hình ảnh, tư liệu, ghi chép về văn hóa Pa Cô”, ông Kray Sức cho biết.

Thế rồi, những năm tháng sau đó, bước chân Kray Sức đã rong ruổi khắp các bản làng ở miền Tây tỉnh Quảng Trị, thậm chí sang cả nước bạn Lào chỉ để sưu tầm văn hóa người Pa Cô. Đi đến đâu, gặp ai, Kray Sức cũng chụp ảnh, tỉ mẩn ghi chép văn hoá, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ… của người Pa Cô. 

Hết sưu tầm, quảng bá cho mọi người hiểu và biết; chính Kray Sức đã lại trao truyền cho thế hệ trẻ về văn hóa Pa Cô. Ngoài dạy hát dân ca, ông còn hướng dẫn mọi người cách chơi đàn Ta lư. Sự say mê không mệt mỏi của ông cũng đã có kết quả, khi nhiều người dân bên dòng Đakrông đã bắt đầu chơi được đàn Ta lư và hát được vài làn điệu dân ca dân tộc mình.

Bên trong ngôi nhà trình tường vừa được ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phục dựng. Ảnh: Thành Đạt – Sơn Bách
Ngôi nhà trình tường vừa được ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phục dựng. Ảnh: Thành Đạt – Sơn Bách

Ở vùng Tây Bắc của tổ quốc, đã hơn 40 năm qua, các thế hệ dân tộc Hà Nhì ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) ít được nhìn thấy ngôi nhà trình tường truyền thống, bởi trong dòng chảy hiện đại, nhiều gia đình đã chuyển sang làm nhà gỗ, nhà xây. Đau đáu với cội nguồn, ông Lỳ Xuyến Phù đã quyết định phục dựng lại ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình để con cháu hiểu được giá trị văn hóa truyền thống của tổ tiên.

Ông Phù kể, ông đã cùng con cháu trong gia đình làm việc liên tục trong 14 ngày, chưa kể thời gian chuẩn bị nền và nguyên vật liệu. Đất sét được chọn loại có độ dẻo đặc biệt để kết hợp với đá non mà đắp tường. Còn mái nhà, cũng chọn lựa loại cỏ tranh thích hợp để lợp lên. 

"Đất sét và đá non, tôi đã phải đi cách nhà 8km để tìm đấy. Còn mái lá, cũng mất mấy chục km vượt rừng tìm mua. Tôi mãn nguyện vì đã làm được việc đầy ý nghĩa cho thế hệ sau", ông Phù bộc bạch.

Hòa thượng Chau Sơn Hy trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết kinh lá buông). Ảnh minh họa
Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết Kinh lá buông). Ảnh minh họa

Và chính quyền đồng hành

Về các bản làng hôm nay, chúng tôi như vui lây niềm vui của người dân, khi những di sản văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, lưu truyền bằng cách này hay cách khác.

Còn nhớ, những năm tháng nghệ nhân Kray Sức ra sức bảo tồn văn hóa người Pa Cô, cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông cũng đã không đứng ngoài cuộc. Nhiều địa phương  đã có quy định khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Pa Cô mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 mỗi tuần; tổ chức nhiều cuộc thi trình diễn văn hoá truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, gìn giữ văn hóa người Pa Cô…

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Khan (sử thi) của người Ê Đê, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cho người dân thực hành diễn xướng, hát kể sử thi tái hiện lại không gian xưa cũ khi thực hành loại hình văn hóa độc đáo này trên vùng đất Tây Nguyên. 

Quá trình các nghệ nhân diễn xướng sử thi: Những nét cơ bản về lối hát kể khan, cách láy luyến làn điệu với lời hát kể; phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng cũng như cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi… đã được ghi âm, ghi hình làm tư liệu phục vụ cho truyền dạy, quảng bá tinh hoa nghệ thuật này rộng rãi hơn trong cộng đồng các DTTS Tây Nguyên.

Nghệ nhân người Ê Đê thực hành hát kể sử thi trong nhà dài. Ảnh: Minh Đức
Nghệ nhân người Ê Đê thực hành hát kể sử thi trong nhà dài. Ảnh: Minh Đức

Một trong những điểm nhấn của công cuộc bảo vệ, níu giữ di sản chính là sự tái hiện bản sắc văn hóa, nét đặc trưng của từng dân tộc tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Khu vực này tái hiện lại đời sống, nếp sinh hoạt của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bước chân vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Khu du lịch Đồng Mô, chúng ta như đi giữa ngày hội văn hóa đa sắc màu, vừa cuốn hút, mời gọi, vừa lạ lẫm, vừa độc đáo…

Ở vùng đồng bào DTTS hiện có hàng ngàn di tích lịch sử-văn hóa, nhiều giá trị truyền thống… vẫn còn lưu giữ có sự tâm huyết, trăn trở và trách nhiệm của mỗi người dân, của các cấp chính quyền. Nhưng, vẫn còn đó nhiều giá trị di sản đã mai một, trở thành phế tích do một thời gian dài thiếu sự quan tâm, đầu tư, bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương.

Trong hành trình phục dựng di sản, dẫu đã có hành lang pháp lý vững chắc, cùng với ý thức của người dân ngày một nâng cao…, nhưng rõ ràng là vẫn đang thiếu không chỉ kinh phí mà còn thiếu cả nhân lực, trang thiết bị, kỹ thuật. Bởi, có những di sản với độ tinh xảo và quá trình chế tác công phu, thì không chỉ bằng tâm huyết, sức lao động đơn thuần là có thể đã phục dựng được...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.