Cùng với việc xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, bộ ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho con em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ủy ban Dân tộc- cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc của cả nước còn đặc biệt quan tâm phối hợp, khuyến khích việc tổ chức các hoạt động chăm lo, động viên khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người DTTS
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, những năm qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) luôn quan tâm, chăm lo thúc đẩy giáo dục dân tộc, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi thông qua việc xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, bộ ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho con em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, tạo động lực để lớp trẻ người DTTS vươn lên trong học tập, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Dù bộn bề công việc mưu sinh, nhưng như thông lệ, chiều ngày thứ sáu hàng tuần là các tín đồ Hồi giáo Chăm Islam trên địa bàn Trà Vình lại quay về thánh đường Hồi Giáo Trà Vinh ( Masjid Al Muslimin ) để cùng ông Trưởng Ban quản trị thánh đường Đô Ha Mid thực hiện nghi lễ tôn giáo và cùng nhau chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Bản Giàng Ly Cha, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giờ đây đã bình yên. Được đảm bảo quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, bà con giờ đây luôn kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc trên địa bàn vùng cao biên giới.
Sau những cái ôm và siết tay thật chặt, tôi cùng đoàn công tác sải bước chân trên con đường chạy băng qua những thửa ruộng bậc thang, để về thăm ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) của anh Thèn Sào Thưởng. Sẻ chia về cuộc sống hiện tại, chàng trai người Nùng rạng rỡ: “Xây được ngôi nhà to thế này, nhiều đêm liền vợ chồng em không sao ngủ được, cứ đi ra đi vào ngắm nghía mãi”.
Những chủ trương, chính sách về hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua dành cho thanh niên cả nước nói chung, thanh niên người DTTS nói riêng đã đi đúng hướng và đang phát huy hiệu quả. Bằng chứng rõ nhất là, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên người DTTS.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng của người Chăm ngày một gắn kết. Đây cũng là môi trường lưu giữ các nét đẹp văn hoá truyền thống của người Chăm Islam. Đặc biệt, mới đây “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam tỉnh An Giang”, được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch xem xét công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng, phức tạp, không thể vội vàng trong một sớm một chiều. Để công tác giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả cần có cơ chế, chính sách, lộ trình đổi mới cụ thể, rõ ràng.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc. Qua đó, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động và phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội, xây dựng quê hương phát triển.
Với những độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải, sự nỗ lực trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nghệ thuật vẽ sáp ong đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để nét văn hóa truyền thống đặc sắc này luôn hiện diện trong đời sống Nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với đồng bào Mông- những chủ nhân sở hữu di sản đang có nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn gắn với phát triển du lịch.
Alăng Thị Siêng (lớp 12/1 Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở xã Kà Dăng, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam). Mồ côi cha khi còn nhỏ, mẹ lại thường hay đau ốm nhưng phải lặn lội lên nương rẫy để kiếm cái ăn, cái mặc cho gia đình; thương mẹ, Siêng tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để có việc làm ổn định, thoát cảnh cơ cực. Bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân, cô học trò nhỏ người Cơ Tu này đã đạt thành tích học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2022-2023, Siêng đã suất sắc giành giải Nhì.
Lâu nay, vấn đề khởi nghiệp của thanh niên vùng DTTS được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Cũng bởi vậy mà nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đã được ban hành, thực thi đã tiếp sức thêm cho những ý tưởng khởi nghiệp ở vùng miền núi "đơm hoa kết trái". Dẫu vậy, thì mảnh đất khởi nghiệp của thanh niên DTTS vẫn đang là dư địa rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng và cần một chiến lược dài hơi.
Mấy năm gần đây, trên “vùng đất khó” xã Nậm Tin, thuộc huyện vùng cao, biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), cây cam và quả cam bỗng trở thành “từ khóa” trong giao tiếp hàng ngày của người nông dân các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông nói riêng. Gặp nhau ngoài chợ, trong đám cưới hoặc trên đường đi hội, cùng với cái bắt tay nồng ấm là lời hỏi thăm ân cần, thiết thực: “Vụ rồi nhà chị thu được mấy chục triệu đồng tiền bán cam?”, “sang năm nhà ông trồng thêm bao nhiêu nghìn mét vuông cây cam nữa?”...
Gần 2 tháng nay, lớp dạy thêu thổ cẩm trên trang phục của người Dao được nhiều phụ nữ ở thôn Đồng Bé, xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) hào hứng tham gia. Đây là lớp đào tạo nghề sơ cấp do Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội thành phố Hạ Long, tổ chức miễn phí cho bà con DTTS nhằm góp phần tạo sinh kế cho người dân địa phương và bảo tồn văn hóa của đồng bào.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự động viên của bố mẹ, em Y Lệ, hiện là học sinh lớp 10E, Trường PTDTNT tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn để đến trường học tập thật tốt, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai là trở thành người có ích cho xã hội, mang kiến thức về góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Với “kho báu” trên hai nghìn hiện vật, phản ánh một cách chân thực, khá đầy đủ và sinh động về đời sống vật chất, tinh thần lẫn tâm linh của các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, các thế hệ linh mục giáo xứ Ka Đơn, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) cùng các nghệ nhân người Chu Ru đã tâm huyết, nỗ lực suốt thời gian dài để sưu tầm, gìn giữ, lưu truyền những tài sản vô giá ấy, giúp người thưởng lãm có một cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, cũng như các giá trị văn hóa của các dân tộc bên dòng Đa Nhim.
Kim Sơn là một trong những xã vùng đặc biệt khó khăn (vùng III) của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, với chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Để nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp cho bà con nông dân; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi. Từ đó, tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Trời vừa nhá nhem, sương mù đã ôm trọn thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tôi háo hức chờ trời sáng để theo chân anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ Trung tâm VHTTDL huyện đi chơi chợ. Anh Đức bảo: “Ở Mèo Vạc một năm có 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ”.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục thực chất, hiệu quả hơn cần thêm những cơ chế, chính sách tạo đòn bẩy cho giáo dục phát triển toàn diện.
Với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, thời gian qua, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.