Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nậm Tin, cam ngọt vào lòng

Trương Hữu Thiêm - 10:51, 21/12/2023

Mấy năm gần đây, trên “vùng đất khó” xã Nậm Tin, thuộc huyện vùng cao, biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), cây cam và quả cam bỗng trở thành “từ khóa” trong giao tiếp hàng ngày của người nông dân các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông nói riêng. Gặp nhau ngoài chợ, trong đám cưới hoặc trên đường đi hội, cùng với cái bắt tay nồng ấm là lời hỏi thăm ân cần, thiết thực: “Vụ rồi nhà chị thu được mấy chục triệu đồng tiền bán cam?”, “sang năm nhà ông trồng thêm bao nhiêu nghìn mét vuông cây cam nữa?”...

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Nậm Tin, cam ngọt vào lòng
Vợ chồng ông Sùng Quán Tùng thu hoạch cam

Trong cái khó ló... cây cam

Câu chuyện bắt đầu từ những khó khăn do nhiều diện tích đất nông nghiệp đang dần thoái hóa, bạc màu, thời tiết mưa nắng thất thường, năng suất các loại cây trồng nói chung mỗi vụ một giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của các hộ nông dân sa sút, đời sống vật chất càng thiếu thốn hơn.

 Được sự giúp đỡ giống vốn của Nhà nước, tư vấn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Nậm Pồ, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa, ngô sang trồng cây quế, cây dược liệu, cây mắc ca và cây cam... Vụ này tiếp vụ khác, năm nọ nối năm kia, trên những triền đồi nắng cháy ngày nào giờ cây cam lên xanh như lụa biếc.

Cuối năm, dưới trời mùa đông biên giới, những đồi cam vàng lủng liểng chỉ ngắm đã no lòng. Đáng kể nhất, điển hình nhất là mô hình trồng cam của gia đình ông Sùng Quán Tùng (dân tộc Mông), bản Tàng Do, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, cho thấy hiệu quả rõ rệt nhất với việc mỗi vụ thu hoạch gia đình ông có nguồn thu nhập trên dưới 200 triệu đồng từ tiền bán cam sau khi đã trừ mọi khoản chi phí. Đó là mức thu nhập mà với hộ nông dân miền núi nói chung và huyện Nậm Pồ nói riêng, hiện đang là niềm ước mơ mà không dễ dàng gì thành hiện thực! Tục ngữ có câu “Trong cái khó ló cái khôn” và “cái khôn” ở đây chính là cây cam, là quả cam do hợp chất đất, khí hậu, lại được sự chăm bón cần cù, đúng kỹ thuật nên có vị ngọt khác thường. Có thể ví như lòng người nông dân Mông thuần phác, chân thành luôn mơ về bát cơm ăn dần ngon hơn và tấm áo mặc cũng đẹp hơn...

Năm nay, vườn cam tết hơn 2.500 gốc của gia đình ông Sùng Quán Tùng vào mùa chính vụ, những cây cam (giống cam Vinh) sai trĩu quả đang ngả sang màu vàng khắp cả vùng đồi. Từ sáng sớm, tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình ông Tùng “dốc” toàn bộ nhân lực trong nhà để hái cam, chọn lựa những quả vừa độ chín cắt và đóng thùng gửi cho thương lái. Đó là những bản hợp đồng trị giá vài triệu đến hàng chục triệu đồng, trực tiếp hoặc qua điện thoại, của những khách hàng từng mấy năm rồi mua cam nhà ông.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Nậm Tin, cam ngọt vào lòng 1
Vợ chồng ông Sùng Quán Tùng phân loại, đóng gói sản phẩm cam, gửi xe ô tô cho khách hàng ở xa

Những tâm sự trải lòng

Nhiều năm qua, đất nương nhà ông Sùng Quán Tùng hoang vu lau lách, họa hoằn mới thả mấy con trâu lên đó gặm cỏ. Sau nhiều giống cây lưu niên được trồng “thử nghiệm” nhưng đều thất bại, nhìn những diện tích nương hoang hóa mà ông Tùng cảm thấy buồn bã trong lòng. Đất đầy trong tay mà bất lực, không kiếm nổi hạt cơm từ đất, ông Tùng đành tạm biệt vợ con lên huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), để làm thuê kiếm sống cho mình và phụ giúp gia đình. Ở huyện Bắc Quang, công việc ông được giao cũng là tham gia trồng cây cam cùng mọi người, sau đó là trông coi các vườn cam gồm hai giống chủ yếu là cam Vinh và cam sành.

Thắm thoát thoi đưa, sáng nhìn mặt trời mọc bên này núi chiều thấy mặt trời lặn bên kia núi, thế mà đã gần 10 năm trôi đi trong khát vọng áo cơm. Trong lòng người nông dân Mông xã Nậm Tin huyện Nậm Pồ, tiếng gọi quay về “bắt đất quê mình làm ra bát cơm cho người quê mình”, lúc nào cũng thôi thúc trong ông. Mười năm - đồng tiền công làm thuê dù không thật đầy tay, nhưng kinh nghiệm trồng cam thì được ông chất “đầy bụng” và đó mới là điều đáng quý hơn cả. 

Hôm nay, đứng giữa vườn cam thơm từ lá và ngọt từ quả, lão nông Sùng Quán Tùng phấn khởi cho biết: “Đầu năm 2017, sau khi xin ý kiến và được chính quyền xã Nậm Tin động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, tôi bàn với gia đình và quyết định mang giống cam Vinh và cam sành từ Hà Giang về trồng thử nghiệm trên diện tích chừng 6ha đất nương bạc màu nhà mình. Rất mừng là ý tưởng lại thành công”.

Vẫn theo tâm sự của ông Sùng Quán Tùng: Thời gian đầu, mất hàng năm liền thỉnh thoảng đêm ngủ lại giật mình. Mỗi khi nghe “Dự báo thời tiết” vùng cao sắp có sương muối, lại thấy lòng buốt thon thót không phải vì “thương mình” mà là lo... cây cam chết rét. Để vườn cam phát triển tốt, ngoài đầu tư kinh phí mua lưới làm hàng rào, đào hào chống trâu bò... gia đình ông tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật đúng như hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện.

 Đến vụ thứ 5 vườn cam nhà ông Tùng cho thu hoạch 14 - 15 tấn quả, sản phẩm bán ra các thị trường trong tỉnh và sang cả một số tỉnh lân cận (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái...). Không ít vụ thương lái đến thu mua tận vườn của gia đình, với mức giá dao động từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg. Ông Sùng Quán Tùng cho rằng ưu điểm của giống cam Vinh, cam sành là tương đối dễ trồng, khả năng thích ứng thời tiết và chống chọi sâu bệnh tốt, vỏ mỏng, mọng nước và nước ngọt do lượng đường cao, năng suất bình quân mỗi cây đạt trên dưới 60kg quả một vụ.

Sự chung tay góp sức

Để giúp đỡ cá nhân gia đình ông Sùng Quán Tùng và hơn nữa, để các hộ nông dân trong xã, trong huyện yên tâm về một hướng làm ăn với những thuận lợi ban đầu, hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Huyện đoàn Thanh niên Nậm Pồ đã lên kế hoạch quảng bá sản phẩm cam của gia đình ông Tùng trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo... Nói về điều này, anh Nguyễn Văn Thúy, Bí thư Huyện đoàn Nậm Pồ - cho biết: Mùa cam năm nay, Huyện đoàn Nậm Pồ khởi động chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam giúp nông dân xã Nậm Tin từ trung tuần tháng 11.2023 cho đến hết mùa.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Nậm Tin, cam ngọt vào lòng 2
Đoàn viên thanh niên trong huyện, giúp ông Sùng Quán Tùng tiêu thụ sản phẩm cam

Còn chị Trần Thị Yến, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nậm Pồ - cho biết: “Chỉ sau hơn một tuần kết nối, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chúng tôi đã giúp tiêu thụ hơn 3 tấn cam của gia đình ông Sùng Quán Tùng. Điều quan trọng hơn là qua đây chúng tôi tạo được những mối quan hệ với khách hàng, họ chủ động cung cấp cho mình địa chỉ nhận hàng trong những vụ sau...”. 

Chính nhờ sự chia sẻ, quảng bá sâu rộng của các đoàn viên thanh niên và hội viên phụ nữ, trên cơ sở chất lượng thực tế của quả cam Nậm Tin, đã và đang tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng không chỉ trong xã Nậm Tin, trong huyện Nậm Pồ, trong tỉnh Điện Biên. Từ chương trình này, các cán bộ đoàn viên, thanh niên và chị em hội viên phụ nữ sẽ hiểu và chia sẻ nhiều hơn về những khó khăn, vất vả của người nông dân nói chung, người trồng cam nói riêng trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, đấy là những nông dân thiểu số vùng sâu, vùng xa hiền lành, chất phác, giản dị - nơi mà tin học chưa thật phổ biến, chưa thật thuận lợi và người nông dân cũng chưa có nhiều điều kiện làm quen, sử dụng...

Để khép lại bài viết này, xin dẫn lời ông Hờ A Lù, Chủ tịch UBND xã Nậm Tin: “Chúng tôi đang triển khai kế hoạch để mô hình trồng cam của gia đình ông Tùng phát triển hơn, nhân rộng ra toàn xã. Hiện chúng tôi đã đăng ký đưa vườn cam và cây cam trở thành sản phẩm OCOP của xã. Trong tương lai, nhất định thương hiệu của cam Nậm Tin sẽ được nhiều người biết đến và đầu ra sẽ ổn định ơn, cuộc sống người nông dân sẽ dần khá hơn...”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Tả Tài Phán, hay còn gọi là Lễ Cầu an, là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là dịp người dân cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống Nhân dân ấm no hạnh phúc.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Media - BDT - 4 giờ trước
Rau mùi là một trong những loại thảo mộc rất quen thuộc tại Việt Nam, là nguyên liệu cho những món ăn dân dã như: Salad, súp… Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn được biết đến bởi những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe con người, đó là nội dung chúng tôi sẽ gửi tới quý vị và các bạn trong chuyện mục tuần này.
Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Với giá trị kinh tế cao, con dúi mốc đang được một số hộ dân ở xã vùng biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nuôi thử nghiệm, với kỳ vọng mang lại thu nhập cao, giúp các hộ thoát nghèo.
Đan viện cổ kính ở Ninh Bình

Đan viện cổ kính ở Ninh Bình

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 26/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025. Đan viện cổ kính ở Ninh Bình. Làng dệt đũi hơn 400 năm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Sắc màu 54 - Vũ Thùy Linh - 4 giờ trước
Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ, chủ tài khoản Mẩy Kim Dao Đỏ và Mẩy Chan Sa Pa, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Không chỉ quảng bá văn hóa đồng bào vùng cao, họ còn mở ra nhiều hướng đi mới để phát triển cuộc sống.
Vực Hòm - Tuyệt tác của thiên nhiên

Vực Hòm - Tuyệt tác của thiên nhiên

Du lịch - Hoàng Hà Thế - 4 giờ trước
Vừa qua, tôi có dịp theo chân nhóm văn nghệ sĩ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên, đi về huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thực tế tìm cảm hứng sáng tác với chủ đề: “Về miền di sản Tuy An”. Riêng tôi, với góc nhìn về mỹ thuật, thì thác Vực Hòm có nét đẹp “hút hồn” riêng.
Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 4 giờ trước
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có đông đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ nhân 80 tuổi phục dựng bờ xe nước Sông Trà

Nghệ nhân 80 tuổi phục dựng bờ xe nước Sông Trà

Ứng dụng - Sáng tạo - Trần Đình Quang- Xuân Thịnh - 4 giờ trước
Hàng chục năm qua, ven bờ Bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy một cụ già ngày ngày cặm cụi phục dựng bờ xe nước sông Trà - một công trình thủy lợi gắn liền với quy trình sản xuất lúa nước của người dân Quảng Ngãi xưa. Người miệt mài với công việc ấy là cụ ông Mai Văn Quýt, 80 tuổi, sống tại xã Tịnh Ấn Tây.
Chiến dịch

Chiến dịch "90 ngày đêm"…

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Chiến dịch "90 ngày đêm"... ba tháng cao điểm bắt đầu từ 1/3 đến 1/6 đang được tập thể Ban chỉ đạo huyện Tương Dương (Nghệ An) lên dây cót để hoàn thành… bất chấp nhu cầu xây dựng nhà ở trên địa bàn chiếm số lượng lớn nhất tỉnh, hay những khó khăn về vận chuyển nguyên vật liệu, khó khăn về tìm đất dựng nhà cho người dân...