Huyện Đắk Glong là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông quy hoạch vùng trồng dược liệu theo chủ trương của tỉnh. Dự án triển khai kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội sinh kế mới cho các hợp tác xã và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Theo các Báo cáo và thông tin trong các hội nghị, cuộc họp của Tỉnh ủy Điện Biên, tình hình về đời sống an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS, vùng có tôn giáo được giữ vững; Đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần làm chủ, tích cực tự giác tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương...
Ngoài chính sách đặc thù dành cho phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo, những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực y tế. Qua đó, đã từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần cải thiện thể trạng, tầm vóc, trí tuệ nguồn nhân lực.
Trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai chú trọng thế mạnh của từng vùng để có giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn. Gần đây nhất là từ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã tạo cơ hội để các địa phương khai thác thế mạnh tự nhiên và nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Với những quyết sách đúng đắn, giải pháp phù hợp triển khai thực hiện trong một thời gian dài, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh đã thoát khỏi diện khó khăn. Lộ trình tiếp theo của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trong khu vực này nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; đồng thời cải thiện rõ nét về chất lượng đời sống của Nhân dân. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù cho từng lĩnh vực mang tính chiến lược và lâu dài.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Gia Lai có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Vì vậy, việc định hướng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với việc đầu tư hỗ trợ các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã và đang mang lại nhiều thành quả quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS.
Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thời gian qua được các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn.
Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
Từ trung tâm thành phố Hạ Long, trên con đường rộng và thẳng tắp đưa chúng tôi đến với xã vùng cao Đồng Lâm, nơi có tới 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây là kết quả từ chủ trương đúng và trúng sau khi Đồng Lâm- một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ (cũ) sát nhập vào TP. Hạ Long được thành phố đầu tư thúc đẩy phát triển. Hôm nay, Đồng Lâm đã có diện mạo mới...
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về cây dược liệu, những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đã chú trọng việc phát triển dược liệu bằng những chủ trương, chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất dược liệu quy mô lớn theo chuỗi giá trị gắn với bảo tồn.
Những rừng cây, nương ruộng - mỗi tấc đất đều gắn liền với cuộc sống của đồng bào Dao xã Đồng Lâm (TP.Hạ Long). Vì vậy, quyết định bàn giao đất để giải phóng mặt bằng làm đường giao thông, là điều không hề dễ dàng đối với bất cứ gia đình nào. Tuy nhiên, nhận thức được chủ trương của các cấp chính quyền là vì sự phát triển quê hương, vì cuộc sống ấm no nên người dân đã đồng lòng. Có được con đường rộng mở hôm nay, là cả sự quyết tâm của chính quyền các cấp, là sự hiện hữu của nhiều tấm gương điển hình trong vùng đồng bào Dao
Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc những năm qua đã được đông đảo chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo đồng tình ủng hộ. Từ đó đã khích lệ các tôn giáo đồng hành cùng cả nước trong quá trình phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, trong đó có phục dựng, tái hiện các nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS. Qua đó, tạo động lực để đồng bào DTTS giữ gìn văn hóa truyền thống đặc sắc gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.