Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Cù Hương - Khánh Thư - 14:35, 09/12/2023

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin là môi trường truyền giáo của đạo lạ. (Trong ảnh: Thôn Đề Chia B, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lọt thỏm giữa vùng đá núi - Ảnh minh họa)
Đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin là môi trường truyền giáo của đạo lạ. (Trong ảnh: Thôn Đề Chia B, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lọt thỏm giữa vùng đá núi - Ảnh minh họa)

“Khoảng trống” tinh thần

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới với biểu hiện, tính chất khác nhau. Đặc biệt, một số hiện tượng tôn giáo mới mang màu sắc chính trị, mê tín dị đoan, có lúc, có nơi, sinh hoạt của các hiện tượng tôn giáo mới gây ra những xung đột đối với tín ngưỡng truyền thống, tạo điểm nóng, gây bất ổn về an ninh chính trị.

Như bài báo trước đã phản ánh, từ năm 1990, hiện tượng tôn giáo lạ có tên “San sư khẹ tọ” đã xâm nhập vào huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Hiện tượng tôn giáo này đi ngược lại văn hóa truyền thống khi tuyên truyền đồng bào bỏ phong tục, tập quán của dân tộc, dỡ bỏ bàn thờ thờ cúng tổ tiên, chỉ ở nhà cầu nguyện, không còn chăm chỉ làm ăn và xa lánh cộng đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2023, huyện đã tuyên truyền, vận động thành công 125 hộ, 629 khẩu trước kia theo “San sư khẻ tọ”, tự nguyện quay lại tín ngưỡng truyền thống.

Vì sao một hiện tượng tôn giáo lạ với “giáo lý” rất phi lý đó lại tồn tại dai dẳng ở Mèo Vạc? Để trả lời câu hỏi này thì phải bắt đầu từ thực trạng kinh tế - xã hội (KT – XH) của huyện nghèo Mèo Vạc.

Thống kê cho thấy, toàn huyện Mèo Vạc có hơn 17.496 hộ dân, gồm 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 theo Quyết định số 2335/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh Hà Giang cho thấy, toàn huyện có 10.079 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 57,61%), có 1.655 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 9,46%); vị chi tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện lên tới 67,06%.

 Phân tích nguyên nhân nghèo, bên cạnh thu nhập thì một chỉ số dịch vụ cơ bản mà đồng bào đang thiếu hụt là tiếp cận thông tin; trong đó, trong tổng số 10.079 hộ nghèo có 2.709 hộ thiết hụt; trong 1.655 hộ cận nghèo có 371 hộ thiếu hụt.

Trong khi đó, toàn huyện Mèo Vạc hiện có 496 hộ, hơn 2.400 khẩu theo đạo Tin lành; còn lại sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Theo các chuyên gia dân tộc học, điều kiện kinh tế khó khăn đi kèm với thiếu hụt tiếp cận thông tin, tín ngưỡng truyền thống đang dần bị mai một đã tạo “khoảng trống” để các các thế lực cực đoan hoạt động, tuyên truyền các hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo, đạo lạ.

Không riêng “San sư khẹ tọ” ở Mèo Vạc mà với nhiều đạo lạ, tà đạo xuất hiện ở Việt Nam những năm qua đều cho thấy, môi trường để những hiện tượng tôn giáo lạ này “bám rễ” một phần xuất phát từ đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin. 

Bởi vậy, để ngăn chặn những tà đạo, đạo lạ ở vùng đồn bào DTTS và miền núi thì một trong những giải pháp then chốt, là thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển KT – XH, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc cả vật chất lẫn tinh thần.

Ổn định, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS từ việc thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. (Nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Ổn định, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS từ việc thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. (Nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Tìm giải pháp căn cơ

Tại Tọa đàm chuyên đề “Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” do Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 2/11/2023, PGS. TS. Nguyễn Thanh Xuân - Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, cho rằng, bên cạnh những tôn giáo hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hiện vẫn còn một số hiện tượng tôn giáo mới mà dấu hiệu cơ bản đó là tính “lành ít dữ nhiều”. Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, kinh tế còn khó khăn, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, lại đang đứng trước thách thức về sự cạnh tranh trong môi trường truyền giáo của các tôn giáo.

Đây là những nguyên nhân khiến đồng bào dễ dàng bỏ tín ngưỡng truyền thống sang theo các đạo mới, lạ. Khi “khoảng trống” tinh thần xuất hiện thì tôn giáo sẽ truyền đến và phá vỡ biên giới lãnh thổ về mặt tôn giáo, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, quốc phòng nếu không được kiểm soát.

Cũng cần nhìn nhận rằng, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; tuy nhiên, vẫn còn mộ bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về công tác dân tộc; chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi;...

Những hạn chế này đã được Bộ Chính trị khóa XII chỉ rõ trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Kết luận số 65-KL/TW cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể Nhân dân trong giai doạn hiện nay.

Cần đánh giá những thay đổi ở một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS. (Ảnh minh họa)
Cần đánh giá thực chất những thay đổi ở một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS. (Ảnh minh họa)

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Chương trình MTQG 1719 gồm 10 dự án thành phần, thực hiện đầu tư, hỗ trợ toàn diện các mặt của đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS; từ hạ tầng kinh tế, phát triển tiềm năng, lợi thế của vùng… cho đến bảo tồn bản sắc văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đồng bộ với giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, công tác quản lý nhà nước... Sau 3 năm, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719, thì các địa phương đã chủ động ban hành cơ chế chính sách của địa phương hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, để Chương trình MTQG 1719 thực sự tạo đột phá cho phát triển KT - XH bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi thì cần ổn định đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của một bộ phận đồng bào DTTS, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

 Cũng cần thấy rằng, một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS đã có những thay đổi sâu sắc cần được đánh giá – cả kết quả cũng như tồn tại, để tiếp tục có những giải pháp thực hiện quan điểm, chủ trương về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Ngày 28/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã nêu ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; bảo đảm nguồn lực thực hiện; đổi mới xây dựng chính sách; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc; xây dựng các đề án triển khai chương trình, chính sách thực hiện chiến lược công tác dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.