Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Triển khai hiệu quả chính sách (Bài 2)

Hòa Bình - 10:28, 10/12/2023

Trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai chú trọng thế mạnh của từng vùng để có giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn. Gần đây nhất là từ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã tạo cơ hội để các địa phương khai thác thế mạnh tự nhiên và nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân.

Người dân cùng du khách trải nghiệm cách sợi, dệt vải thổ cẩm của đồng bào Gia Rai tại làng du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh
Người dân cùng du khách trải nghiệm cách xe sợi, dệt vải thổ cẩm của đồng bào Gia Rai tại làng du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh

Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Vùng núi Gia Lai sở hữu hệ thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm, đa dạng, có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung. Vì vậy, tạo sinh kế từ tài nguyên bản địa, là con đường đang được đồng bào DTTS ở đây lựa chọn để làm giàu cho bản thân và quê hương.

Điển hình, nguồn kinh phí từ Chương trình MTQG 1719, Tổ liên kết “đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng” do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã được thành lập. Tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2022, thế nhưng Tổ liên kết đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách về nghề truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Gia Rai. Bên khung cửi vang tiếng dệt, các nghệ nhân dệt thổ cẩm thân thiện, vui vẻ, tự hào giới thiệu cho khách những tấm thổ cẩm độc đáo, màu sắc tinh tế, bắt mắt.

(Bài CĐ) Gia Lai thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS Bài 2: Khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng DTTS 1

Chị Niê H’Uyên, Tổ trưởng Tổ liên kết “đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng” chia sẻ: Trước đây, bà con trong làng chỉ dêt thổ cẩm để phục vụ cho gia đình. Từ khi thành lập tổ liên kết, chúng tôi đón được nhiều du khách đến tham quan, được đưa sản phẩm dệt thổ cẩm ra các địa phương khác, có thêm thu nhập cho gia đình. Chị em phụ nữ ở đây rất vui khi là thành viên và sẵn sàng tham gia gìn giữ, xây dựng tổ liên kết ngày càng phát triển hơn.

Hay như việc hỗ trợ, khuyến khích  gia đình chị H’Phim xây dựng thương hiệu "Rượu ghè bà Tuyết” để nâng cao giá trị, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, qua đó tạo việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình.

 Ông Nhip, làng Bung Bang Hven (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) nhận định: “Rượu ghè của H’Phim ngon, hương vị không lẫn được với các rượu ghè làng khác. Mỗi khi nhà mình có lễ hay gia đình quây quần, thì phải ghé qua nhà H’Phim mua bằng được rượu ghè về mới trọn niềm vui được”. 

Rượu ghè là thức uống được người Ba Na ở làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ, huyện Đăk Pơ được sử dụng trong các dịp lễ, Tết và đãi khách quý. Với nguyên liệu tự nhiên như hạt bo bo, bắp (ngô)… sản phẩm rượu ghè do gia đình chị H’Phim sản xuất bằng bí quyết của gia đình luôn có vị thơm nồng, đậm đà khác biệt. Hương vị đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được dân làng truyền tai nhau cho đến bây giờ.

Nhấp từng can rượu, trong hương thơm dìu dịu từ các nguyên liệu tự nhiên, chị H’Phim khẽ khàng chia sẻ bí quyết để làm nên hương rượu ghè độc đáo: Ở Gia Lai, rượu ghè hầu như nơi nào cũng có, nhưng để làm nên hương vị đặc trưng thì nguyên liệu sẽ là điều quyết định. Hạt bo bo, hạt bắp, bông lau có sẵn trên rẫy, mình lấy về kết hợp cùng men truyền thống và một số loại thảo mộc riêng gia truyền để ủ cùng. Nhờ vậy, những ai đã thưởng thức rượu ghè, sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo này. "Vì được bà ngoại truyền dạy công thức, nên mình lấy tên bà ngoại làm thương hiệu-rượu ghè bà Tuyết”, chị H’Phim cho hay.

Cô gái Ba Na H'Phim cùng bà ngoại làm ra những ghè rượu có hương vị độc đáo, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh
Cô gái Ba Na H'Phim cùng bà ngoại làm ra những ghè rượu có hương vị độc đáo, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh

Triển khai hiệu quả chính sách 

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG1719, tỉnh Gia Lai hỗ trợ xây dựng 28 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với tổng kinh phí gần 3,9 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn hỗ trợ xây dựng và thực hiện 1 mô hình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức các phiên chợ, hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bên cạnh đó, với đặc thù là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, xác định giảm nghèo nói chung, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Gia Lai đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp nhằm giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định. 

Trong đó, việc xây dựng thực hiện những mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề cho người dân phù hợp với từng vùng DTTS, được xem là giải pháp hiệu quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa mở ra những hướng đi thực tế cho đồng bào các DTTS.

Từ lớp đào tạo nghề, đồng bào DTTS có thể tự xây nhà, mở đội thợ xây đi làm công trình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình
Từ lớp đào tạo nghề, một số lao động người DTTS có thể tự xây nhà, mở đội thợ xây đi làm công trình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Gia Lai hiện có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 2 trường Cao đẳng, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấp huyện. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động, với 4.157 học viên. Trong đó, nghề nông nghiệp gần 2.400 người, nghề phi nông nghiệp hơn 1.750 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.

Ông Siu Luynh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Từ năm 2022 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện mở 10 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng, bình quân 30 học viên/lớp, riêng năm 2023 có 6 lớp với 124 học viên. 

Các nghề đào tạo cũng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế vùng, ví dụ như nghề kỹ thuật xây dựng, lắp đặt và sửa chữa điện nội thất, sửa chữa máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây cà phê, trồng rau an toàn, trồng và chăm sóc lúa, trồng nấm…Do vậy, hầu hết lao động người đồng bào DTTS sau đào tạo đều có thể vận dụng kiến thức, áp dụng kỹ thuật vào cuộc sống và quá trình sản xuất, góp phần giúp cho hàng ngàn lao động, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo… được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Từ đó, đồng bào DTTS có được việc làm, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 10 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 11 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 11 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.