Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm rượu ghè truyền thống của người Ba Na

Ngọc Thu - 07:32, 25/11/2023

Nhằm đưa rượu ghè truyền thống của địa phương thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường, chính quyền xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã hỗ trợ ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” do chị Yet (làng Kon Pơ Nang) làm chủ. Qua đó, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân tham gia làm rượu ghè truyền thống.

Hương vị thơm nồng, dịu ngọt của "Rượu ghè mẹ Dung" cuốn hút người thưởng thức
Hương vị thơm nồng, dịu ngọt của "Rượu ghè mẹ Dung" cuốn hút người thưởng thức

Tinh hoa của đồng bào Ba Na

Bao đời nay, rượu ghè là thức uống được người Ba Na ở làng Kon Pơ Nang sử dụng trong các dịp lễ, Tết và đãi khách quý. Vì thế, khi nào rảnh rỗi, phụ nữ nơi đây lại bắt tay ủ những ghè rượu thơm nồng để sẵn trong nhà. Được mẹ chỉ dạy cách ủ rượu từ nhỏ, chị Yet nắm rõ bí quyết làm nên hương vị nồng nàn, đặc trưng của rượu ghè. Chị Yet cho hay: Vỏ cây hyam chính là nguyên liệu quyết định để làm men rượu truyền thống của người dân tộc Ba Na. Hyam là loại cây thường chỉ có trong rừng sâu ở Tây Nguyên.

Chị Yet lấy vỏ cây Hyam trong rừng - một trong những nguyên liệu chính quyết định độ ngon của rượu ghè
Chị Yet lấy vỏ cây Hyam trong rừng - một trong những nguyên liệu chính quyết định độ ngon của rượu ghè

Ngoài ra, muốn rượu ngon còn phải sử dụng men lá rừng tự nhiên. Men được kết hợp bởi nhiều nguyên liệu như củ riềng, lá rừng, rễ cây rừng, ớt, gạo... Những nguyên liệu này giã nhỏ, trộn đều với nước vỏ cây hyam, nặn thành bánh để trên gác bếp khoảng 15 ngày thì dùng được và có thể lưu trữ trong vòng 2 - 3 năm.

“Các công đoạn tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu người làm không dụng công, dụng tâm mà lơ là trong một khâu nào đó, thì rượu ghè sẽ không ngon. Mọi thứ phải chỉnh chu, tỉ mỉ thì mới làm ra được một ghè rượu đúng vị truyền thống của dân tộc Ba Na”, chị Yet nói.

Chị Yet cùng thành viên trong gia đình trộn đều các nguyên liệu, nặn thành bánh men để trên gác bếp khoảng 15 ngày thì dùng được
Chị Yet cùng thành viên trong gia đình trộn đều các nguyên liệu, nặn thành bánh men để trên gác bếp khoảng 15 ngày thì dùng được

Rượu ghè của người Ba Na được ủ từ 2 đến 3 tuần mới có thể đem ra uống. Khi những lớp lá chuối được bóc ra, ghè rượu sẽ toả ra hương thơm nồng nàn, như dẫn dụ khiến người ta lâng lâng muốn nếm ngay vị của nó.

Mỗi lúc rảnh rỗi, chị Yet cùng chị em, con cháu trong gia đình lại quây quần làm rượu ghè. Mỗi người một việc, tiếng cười nói rộn vang trong căn nhà sàn ấm áp. Trong khi làm rượu ghè, tình đoàn kết, tình cảm của những người trong gia đình cũng là một yếu tố “tinh thần” làm nên "Rượu ghè Mẹ Dung", tinh hoa của đồng bào Ba Na.

Chị Yet kể: “Khi chọn cái tên “Rượu ghè mẹ Dung” là tôi mong muốn con cháu của mình sau này luôn giữ gìn, tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, cũng như phát huy các giá trị văn hóa bản sắc tốt đẹp của người Ba Na”.

Vít một can, hương thơm nồng quyến rũ dần đưa lên mũi, đọng vị ngọt, cay nơi cuống họng. Nhưng sau đó lại có dư vị ngọt nơi đầu lưỡi rất dễ chịu, khiến người uống lại muốn được uống thêm lần nữa. Điều đặc biệt, “Rượu ghè mẹ Dung” được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên khi uống xong sẽ không bị đau đầu, gây hại sức khỏe như các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Khởi nghiệp từ rượu ghè

Qua đôi bàn tay khéo léo và áp dụng đúng công thức truyền thống, “Rượu ghè mẹ Dung” luôn được khách hàng tin tưởng chọn mua. Vào dịp lễ, Tết, chị đều bán được hàng trăm ghè rượu, tùy loại mà giá dao động từ 130 - 700 ngàn đồng/ghè. Rượu ghè của các thành viên được bán ở làng và địa phương lân cận tỉnh Kon Tum. 

Nhằm nâng tầm giá trị từ đặc sản rượu ghè của đồng bào Ba Na, mới đây (tháng 9/2023), UBND xã Hà Tây vừa tổ chức ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” do chị Yet thực hiện, với mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm đặc trưng của địa phương.

UBND xã Hà Tây tổ chức ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” nhằm nâng tầm đặc sản rượu ghè của đồng bào Ba Na,
UBND xã Hà Tây tổ chức ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” nhằm nâng tầm đặc sản rượu ghè của đồng bào Ba Na,

Ông Biên, Chủ tịch UBND xã Hà Tây cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Ban Quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia xã, chọn Dự án 3 về phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và Tiểu dự án 2 về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” được chọn là một trong những sản phẩm để bà con khởi nghiệp.

“Từ khi ra mắt thương hiệu đến nay, mọi người biết đến rượu ghè mẹ Dung nói riêng, rượu ghè làng Kon Pơ Nang nói chung nhiều hơn. Khách du lịch đến tham quan, thưởng thức cũng tăng lên. Riêng dịp lễ hội, tôi đã nhận được đơn đặt hàng với gần 200 ghè rượu các loại. Những đứa con tôi cũng tiếp nối đam mê của mẹ, sẵn sàng chuẩn bị những ghè rượu ngon cung cấp cho khách. Đối với chúng tôi, giờ đây, làm rượu ghè không chỉ là nghề truyền thống mà còn là sản phẩm khởi nghiệp giúp tạo việc làm, tăng thu nhập gia đình”. Chị Yét, phấn khởi nói.

Không chỉ các thành viên trong gia đình chị Yet mà bà con trong làng cũng tham gia liên kết làm rượu ghè truyền thống
Không chỉ các thành viên trong gia đình chị Yet mà bà con trong làng cũng tham gia liên kết làm rượu ghè truyền thống

Bên cạnh đó, chị Yet còn vận động bà con trong làng cùng tham gia liên kết làm rượu ghè theo hướng hàng hóa. Mỗi khi có đơn hàng của khách đặt về, chị lại chia cho bà con trong làng cùng làm. 

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, chứng kiến những đổi thay của dân làng và nay chứng kiến rượu ghè của đồng bào không chỉ được giữ gìn, mà còn ngày càng vươn xa, Già làng Groi vui lắm: “Mỗi khi làng có lễ hội, nhà nào cũng làm 1 bình rượu ghè mang ra chung vui cùng với mọi người. Từ những ghè rượu trong những ngày lễ hội, mọi người quây quần bên nhau thưởng thức, cảm nhận dư vị ngọt ngào, nồng nàn, để từ đó biết quý trọng bản sắc của dân tộc mình, gắn kết nhau hơn. Hiện nay, rượu ghè không chỉ phục vụ người trong làng mà còn được nhiều người biết tới thưởng thức, dân làng vui lắm” 

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh, thông tin: Thời gian tới, huyện sẽ tiến hành thủ tục đánh giá chọn “Rượu ghè mẹ Dung” làm sản phẩm OCOP của địa phương, đồng thời quảng bá tại phiên chợ nông sản, lễ hội và vận động thành viên liên kết sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo đầu ra. Qua đó tăng thu nhập, góp phần gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Ba Na.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 phút trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Du lịch - Quỳnh Lưu - 19:27, 01/04/2025
Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi biên cương địa đầu Tổ quốc - khoác lên mình tấm áo rực đỏ của hoa mộc miên. Khung cảnh rực rỡ ấy trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút du khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp miền biên viễn.