Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diện mạo mới ở vùng cao Đồng Lâm: Đường lớn đã mở ... (Bài 2)

Mỹ Dung - 05:42, 08/12/2023

Từ trung tâm thành phố Hạ Long, trên con đường rộng và thẳng tắp đưa chúng tôi đến với xã vùng cao Đồng Lâm, nơi có tới 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây là kết quả từ chủ trương đúng và trúng sau khi Đồng Lâm- một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ (cũ) sát nhập vào TP. Hạ Long được thành phố đầu tư thúc đẩy phát triển. Hôm nay, Đồng Lâm đã có diện mạo mới...

Những con đường tạo sắc diện mới cho xã vùng cao Đồng Lâm
Những con đường tạo ra diện mạo mới cho xã vùng cao Đồng Lâm

Đường lớn đã mở...

 Toàn xã Đồng Lâm có 728 hộ dân với 2.775 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm đến 98,2%. Những năm trước kia, Đồng Lâm có nhiều cái thiếu, cái khó, nào là do trình độ canh tác của người dân còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, không biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Nào là cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông đi lại khó khăn nên cuộc sống của bà con nơi đây khốn khó đủ đường.

Chị Triệu Thị Mai, một người dân thôn Đồng Quặng nhớ lại những ngày tháng ấy: “Trước kia, đường sá trong xã nhỏ hẹp, nhiều chỗ dốc, đi lại khó khăn lắm. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng có làm ra được cũng chẳng có người mua. Trồng được cây keo để mong đổi đời, thì đến mùa thu hoạch toàn bị ép giá. Đã nghèo lại còn nhiều cái khó nên nhiều gia đình không thoát lên được.

Đó là chuyện trước kia. Đồng Lâm hôm nay đã khác, hưởng ứng thực hiện Chương trình xây dựng NTM, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân đồng thuận, từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, xã Đồng Lâm đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học nhằm hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng NTM mới và từng bước nâng cao đời sống người dân. 

Đặc biệt, trong những năm gần đây, kể từ sau thời điểm huyện Hoành Bồ sáp nhập địa giới hành chính vào TP. Hạ Long, Thành phố đã giành nhiều nguồn lực để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của các xã vùng cao, trong đó nổi bật là tuyến đường nối 2 thôn Đồng Quặng, với chiều dài 15km và đường Bằng Danh đi thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất…

Đoạn từ nút giao cầu vượt cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đến thôn Đông Trà, xã Đồng Lâm dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2023
Đoạn từ nút giao cầu vượt cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đến thôn Đông Trà, xã Đồng Lâm dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2023

Đặc biệt, năm 2022, TP. Hạ Long đã khởi công 02 dự án mang tính động lực gồm: Dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng ĐT.342 đoạn từ nút giao cầu vượt cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đến thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, đi qua địa bàn 2 thôn của xã, với chiều dài khoảng 9km là thôn Đồng Trà, thôn Đồng Quặng; Dự án tuyến đường liên xã đoạn từ Mỏ Đông, xã Sơn Dương đi qua thôn Đèo Đọc, thôn Cài, xã Đồng Lâm đến trung tâm xã Đồng Sơn đi qua địa bàn xã Đồng Lâm 9,5km (qua thôn Đèo Đọc và thôn Cài). Đến nay, 02 dự án này đã hoàn thành trên 95% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2023.

Từ một xã vùng cao, diện tích rộng (diện tích tự nhiên 115km2), địa hình đồi núi dốc đi lại vô cùng khó khăn, trắc trở, 02 tuyến đường hoàn thành hứa hẹn sẽ đem lại nhiều đổi thay cho đời sống của bà con dân tộc Dao nơi đây. Đặc biệt, tuyến đường này sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng gián đoạn giao thông trong mùa mưa lũ; tạo điều kiện để giảm thời gian di chuyển giữa xã với trung tâm thành phố và các khu vực, đảm bảo đi lại an toàn, thuận lợi cho người dân. Đây cũng là một cú hích lớn để xã Đồng Lâm sớm hoàn thành một số định hướng lớn của tỉnh là thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao; dồn ghép điểm trường; Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi...(Nghị quyết 06)

Người có uy tín Bàn Tài Vi, thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm chia sẻ về niềm vui đón con đường mới
Người có uy tín Bàn Tài Vi, thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm chia sẻ về niềm vui khi có con đường mới

Chia sẻ về niềm vui này, ông Bàn Tài Vi, Người có uy tín thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm hào hứng cho biết: “Đường đẹp như mơ vậy. Đường thế này thuận tiện nhiều lắm, giao thông đi lại thuận lợi rất nhiều. Trước kia đi lại khó khăn, từ xã ra phường Hoành Bồ (thị trấn Trới cũ) đi bộ mất cả ngày trời. Bây giờ đường rộng, xe cộ đi lại thuận lợi, giờ ra đó đi xe máy chỉ mất khoảng 20 phút thôi. Bà con phấn khởi lắm”.

Diện mạo mới

Các tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở đường cho người dân phát triển kinh tế. Nhờ có tuyến đường đi qua mà việc tiêu thụ nông sản, hàng hóa cũng sẽ thuận lợi, đi lại sản xuất dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, còn mở rộng không gian phát triển, thu hút đầu tư, tăng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân ngày càng nâng cao.

“Giờ bà con phấn khởi lắm. Đường mới thế này đi lại thuận lợi hơn nhiều lắm. Trước kia trồng keo vì đi lại khó khăn nên khi thu hoạch, giá vận chuyển cao nên cũng hay bị ép giá. Giờ đường đẹp, dễ đi thì giá vận chuyển giảm, giá cao hơn bắt nhịp giá thị trường chứ không bị như trước nữa”, anh Bàn Sinh Nguyên, Trưởng thôn Đồng Trà cho biết.

Đặc biệt, các dự án giao thông còn có ý nghĩa cùng quan trọng, khi góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, Nghị quyết 06  đang được tỉnh tập trung triển khai.

Lãnh đạo xã Đồng Lâm theo sát công tác giải phóng mặt bằng và tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân
Lãnh đạo xã Đồng Lâm theo sát công tác giải phóng mặt bằng và tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân hưởng ứng làm đường giao thông và các công trình phục vụ dân sinh

Ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, xã Đồng Lâm nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại, có cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hợp lý để bà con học hỏi, áp dụng. Với nhiều chính sách cụ thể và thiết thực, nếu như năm 2020, trên địa bàn xã Đồng Lâm còn 39 hộ nghèo, 132 cận nghèo, thì đến năm 2023 đã không còn hộ nghèò, hộ cận nghèo. Ấn tượng hơn cả là tỷ lệ hộ giàu, hộ khá chiếm gần 38% số hộ trong xã...

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và phát triển, ông Vũ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm cho biết: Nhờ được đầu tư các công trình giao thông từ chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác, hạ tầng giao thông của xã Đồng Lâm đã có sự thay đổi rõ rệt, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Nhờ vậy, diện mạo của xã cũng đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. 

"Đường lớn đã mở rồi! Thời gian tới, Đồng Lâm sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện để đồng bào có cuộc sống ngày càng tốt hơn”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 6 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 7 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 10 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 10 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.