Để người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ổn định nơi ở, bớt khó khăn vất vả, yên tâm lao động, sản xuất, những năm qua Thanh Hóa luôn thực hiện tốt các chương trình, chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, các cấp chính quyền còn lồng ghép, huy động các nguồn lực chương trình MTQG; đồng thời lan tỏa tinh thần chung tay của cộng đồng giúp đỡ được hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống trường lớp được đầu tư, chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao.
Để vùng có đạo bình yên, cùng với việc ngăn chặn, đẩy lùi tà đạo ra khỏi đời sống khu dân cư, cấp ủy, chính quyền Đắc Nông đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác tôn giáo-dân tộc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng của Nhân dân; đồng thời nâng cao đời sống cho người dân vùng có đạo.
Không những quyết liệt đấu tranh, xử lý vi phạm, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và huy động cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể bằng nhiều hình thức, linh hoạt, tích cực tuyên truyền, vận động người dân nêu cao cảnh giác không để các đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các tổ chức tà đạo và kiên quyết xử lý xóa bỏ các hội, nhóm tà đạo đội lốt tôn giáo.
Vẫn sống nhờ rừng, nhưng là cuộc mưu sinh chính nghĩa. Sống nhờ rừng, những khách sơn tràng (khai thác rừng thủ công) năm xưa đang “chuộc lỗi” với rừng bằng một nghề rất đặc biệt...
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những gia đình Công giáo ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đất, có nhà ở trên bờ sau hàng chục năm lênh đênh trên sông nước mưu sinh, với cuộc sống lam lũ và bất định. Sau khi lên bờ, các hộ giáo dân đã được an cư, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng cuộc sống ổn định, hạnh phúc.
Tỉnh Đắk Nông có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động, với hơn 273 nghìn tín đồ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số đạo lạ, hoạt động có tính chất tà đạo, không được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong một bộ phận Nhân dân. Trước thực tế này, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc, bám sát tình hình, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn tà đạo, giữ bình yên bon làng.
Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Ca Dong ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là hoạt động thể hiện sự tôn kính, trân quý đối với thần nước, thần núi, thần lúa. Việc duy trì lễ hội, nhằm khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hoá của dân tộc mình, đồng thời cũng là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.
Năm 2023, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo. Kết quả này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân, mà còn tạo nền tảng để Phú Lương phát triển bền vững.
Si Ma Cai là huyện khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tạo sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo vươn lên khá giàu. Địa phương xác định, mục tiêu lâu dài trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế là tạo động lực để nông dân khởi nghiệp, thực hiện các mô hình, từ đó thay đổi cách thức, tư duy sản xuất.
Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...
Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có và những quyết sách, chỉ đạo đúng hướng, kịp thời của tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã và đang tiếp tục đem lại những gam màu sáng cho cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Ngoài việc ban hành những chính sách đặc thù trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra những định hướng, chủ trương lớn trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo. Những quyết sách quan trọng này đã và đang phát huy hiệu quả, từng bước hoàn thành việc thực hiện mục tiêu xuyên suốt mà tỉnh Quảng Ninh đặt ra là, xóa bỏ rào cản chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo và hướng đến phát triển bền vững.
Được sự giúp đỡ của cán bộ Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Mường Mươn, nhóm phóng viên chúng tôi tới bản Co Đứa, xã Na Sang gặp gia đình anh Tráng A Sùng và anh Tráng A Tùng, đây là những gia đình cuối cùng trong bản chính thức ký cam kết từ bỏ không tin theo đạo “Bà cô Dợ”...
Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận Nhân dân. Chính vì vậy, các tầng lớp Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, cần nâng cao cảnh giác, cùng với lực lượng chức năng kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo.
Tiếng đánh vần của các em học sinh dân tộc Mông tại điểm trường tiểu khu 179 bên dòng Sêrêpôk hiền hòa làm dịu đi cái nắng gắt của miền rừng. Con em đồng bào Mông ở vùng cao nguyên này giờ đây được đến lớp học đều đặn, không còn phải chịu cảnh khát con chữ như trước nữa.
Nhận thức rõ việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, là một trong những biện pháp góp phần xậy dựng tổ chức Đảng vững mạnh, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc (Hà Giang) đã tập trung lãnh đạo các tổ chức Đảng đổi mới cách thức tổ chức sinh hoạt, thực hiện nề nếp sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá 2 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS đã được UNESCO vinh danh là "Nghệ thuật Xòe Thái" và “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, để công tác quảng bá đạt hiệu quả thì cần truyền tải đầy đủ những giá trị nổi bật của các di sản, nhất là hiểu rõ biểu tượng tín ngưỡng trong mỗi di sản.
Tính đến nay, đã hơn 10 năm ông được người dân bầu là Trưởng thôn, ông luôn trăn trở và cố gắng thực hiện nhiều việc làm có ý nghĩa với cộng đồng; đồng thời gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương để xứng đáng với niềm tin yêu của bà con và của cấp trên. Ông là Trương Công Hải, một người con của xứ Mường ở xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa).