Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ lễ cúng máng nước của người Ca Dong

T.Nhân-H.Trường - 05:59, 12/12/2023

Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Ca Dong ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là hoạt động thể hiện sự tôn kính, trân quý đối với thần nước, thần núi, thần lúa. Việc duy trì lễ hội, nhằm khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hoá của dân tộc mình, đồng thời cũng là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.

Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc và quan trọng của người Ca Dong ở Nam Trà My
Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc và quan trọng của người Ca Dong ở Nam Trà My

Lễ hội mang đậm bản sắc của người Ca Dong

Những ngày cuối năm, trên đỉnh Ngọc Linh không khí se lạnh, quyện với sương mờ bao quanh những nóc nhà sàn truyền thống của người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), tạo nên một bức tranh tuyệt sắc giữa đại ngàn. Ngay từ sáng sớm, khi những giọt sương đêm còn đọng trên đầu ngọn cỏ, già trẻ, gái trai trên đỉnh Măng Gry (xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My), xúng xính trong những bộ thổ cẩm nhiều màu sắc, háo hức chào đón sự kiện trọng đại của làng mình: Lễ cúng máng nước (Clá tác).

Để chuẩn bị cho lễ cúng, người dân chuẩn bị các vật dụng trước đó một tuần. Già làng phân công cho mỗi người đảm nhận phần việc cụ thể. Người thì chuẩn bị những choé rượu cần ngon nhất, người tập trung làm cây nêu đẹp nhất; trong khi đó, trai tráng khoẻ mạnh, thì tìm những ống lồ ô to đẹp để làm đường ống dẫn nước từ đầu nguồn về vị trí làm lễ cúng. 

Ống nước trên nguồn được bịt kín, cho đến khi tổ chức lễ cúng, thì mới được mở để dẫn dòng nước đầu tiên chảy về làng. Còn cây nêu lớn được dựng ngay gần vị trí nước được dẫn về. Mọi người đều hân hoan, vui vẻ với phần việc của mình trong sự thành tâm nhất.

Người dân vui mừng hứng nguồn nước mới về làng
Người dân vui mừng hứng nguồn nước mới về làng

Sau một hồi trống vang lên, mọi người tập trung tại nhà già làng, với nhiều vật dụng như cây nêu, bầu rượu, cồng chiêng, lợn, gà. Họ rót rượu mời nhau, vừa uống vừa cười nói sảng khoái, trước khi ngược núi về với nguồn nước để cúng thần rừng.

Dù tuổi đã cao, nhưng già làng Hồ Văn Dề chưa bao giờ thiếu vắng trong bất kỳ lễ cúng máng nước của làng. Khi mọi thứ đã chuẩn bị song, già làng Hồ Văn Dề đi trước, những người đàn ông xếp hàng ngay ngắn, mang theo lễ vậy và cây nêu nhỏ bước theo già làng về phía nguồn nước, nằm ở cánh rừng phía sau làng.

 Đến nơi, già làng Dề hô lớn: “Hôm nay, dân làng đến đây để xin thần rừng, thần nước cho chúng tôi đưa nguồn nước về, cầu mong mùa màng được tốt tươi, dân làng được no đủ”. Già Dề vừa dứt lời, cặp ống nứa được thả xuống cho lật đều, ngầm ý thần linh đồng ý. Sau đó, những người tham gia buộc chỉ đỏ vào tay già làng, như gửi gắm niềm tin của cả cộng đồng.

Các nghi lễ trong cúng máng nước được thực hiện rất kỹ càng, nhằm mong một mùa mới bội thu
Các nghi lễ trong cúng máng nước được thực hiện rất kỹ càng, nhằm mong một mùa mới bội thu

Tiếp đến, già làng Hồ Văn Dề thực hiện các nghi lễ cúng. Già chắp tay, cầu khấn các vị thần với tất cả long tôn kính. Lời khấn của già làng gửi đi thông điệp cầu nguyện cho dân làng có một mùa màng bội thu, ban phước lành cho người dân làm ăn thuận lợi, đoàn kết; cho dân làng nguồn nước trong lành quanh năm…

Những bài cúng lần lượt được thực hiện, trước khi già làng dùng cây tre nhọn chọc lấy huyết con heo theo nghi thức truyền thống. Một ít huyết heo được hoà vào dòng nước từ đầu nguồn chảy về làng qua những ống lồ ô. Khi nước về máng ở vị trí cây nêu, già làng tiếp tục cắt tiết một con gà để tạ ơn thân linh đã cho nước về dân làng. Ở cạnh máng nước, những người phụ nữ đã đợi sẵn để dùng ống lồ ô mang nước mới về nhà dùng để nấu ăn.

Khi già làng hành lễ, thanh niên đứng vây quanh cây nêu, chứng kiến nguồn nước mới bắt đầu về làng. Sau phần nghi thức cúng, các thanh niên, trai tráng trong làng bắt đầu mổ heo và chia cho từng gia đình, để lại một phần tại máng nước. Dân làng tập trung tại nhà rông để cùng nhau ăn, uống và chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất. Dân làng vào hội, điệu cồng chiêng vang lên, những lời hát ru cũng vang vọng bên những choé rượu cần thơm nức.

Chung tay gìn giữ

Già Dề cho biết: Đây là lễ hội có ý nghĩa tôn vinh nghề nông, tôn vinh người nông dân. Lễ cúng máng nước, còn đặc biệt thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng người Ca Dong đối với các vị thần nước, thần núi, thần lúa…, cho được mùa, có lúa gạo nuôi sống dân làng và cũng cầu cho một mùa vụ mới thuận lợi. Vì thế, người Ca Dong luôn giáo dục con cháu phải luôn giữ gìn lễ hội, mỗi năm đều phải được tổ chức để tạ thần linh.

 “Có lúa, có gạo thì dân làng mới sống được. Mà muốn được mùa thì phải có nguồn nước. Trước đây thì phần hội của lễ cúng máng nước thường kéo dài khoảng 15 ngày. Nhưng nay, mình tuyên truỳen cho bà con chỉ tổ chức vui chơi vài ngày, vừa tiết kiệm và dành thời gian để lên nương, lên rẫy”, già Dề chia sẻ thêm.

Một nghi thức trong lễ cúng máng nước của người Ca Dong
Một nghi thức trong lễ cúng máng nước của người Ca Dong

Ông Nguyễn Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Trà Vinh, cho biết lễ cúng máng nước là nét văn hóa tín ngưỡng rất đặc sắc của người Ca Dong tại địa phương. Phong tục này thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người vùng núi, giúp cho tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Vì thế, cúng máng nước được xem như một lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Ca Dong, với sự chuẩn bị chu đáo của cộng đồng. Bởi nguồn nước có vai trò đặc biệt, là mạch nguồn của sự sống. 

"Đây cũng là dịp để khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện", Chủ tịch xã chia sẻ thêm.

Sau phần lễ, người dân sẽ tổ chức ăn mừng, đánh cồng chiêng và chúc phúc cho nhau
Sau phần lễ, người dân sẽ tổ chức ăn mừng, đánh cồng chiêng và chúc phúc cho nhau

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và phát triển, ông Phạm Văn Thương, Phó trưởng Phòng Văn hoá-Thông tin huyện Nam Trà My, cho biết: Nguồn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là mạch nguồn của sự sống nên lễ cúng máng nước là một lễ hội đặc sắc của người Ca Dong, thể hiện sự biết ơn đối với thần linh.

Đây cũng là một trong những lễ hội của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy. Trong thời gian tới, các cấp, ngành của tỉnh tính toán để gắn lễ hội với phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những nội dung triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa phương. Hy vọng từ sự hỗ trợ của Chương trình, đồng bào DTTS sẽ có động lực giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông mà còn có thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.