Phóng sự -
Ghi chép của Lê Na -
19:50, 11/08/2021 Dòng sông Phó Đáy hơn một trăm sáu chục cây số, đi qua ba tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Ở đoạn giữa, chiếm hơn nửa chiều dài sông, chảy qua Tuyên Quang. Nơi đây không những còn lưu dấu chân Bác Hồ, mà còn ghi đậm trong lịch sử cách mạng Việt Nam, những tư tưởng lớn và tình cảm của Người từ những năm bốn mươi, năm mươi thế kỷ trước.
Đường làng, ngõ xóm phong quang, những ngôi nhà xây mái thái, nhà vườn, xen lẫn với nhà sàn, vườn cây, ao cá ngăn nắp, đường thôn bê tông phẳng lỳ, đi lại thuận tiện... Đó là phong cảnh ở thôn Đồng Ca, xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Mảnh đất xóm núi có 106 nóc nhà người Tày sinh sống, lọt trong thung lũng xanh của rừng keo, cây trái, cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Đây chính là kết quả của “sức bật” nông thôn mới nơi đây.
Cạnh dòng sông chảy ngược Sê-rê-pốk, dưới chân dãy núi Yang hùng vĩ thuộc xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là nơi các Gru (dũng sĩ săn voi - PV) săn bắt voi rừng trứ danh cất tiếng khóc chào đời. Lúc sống họ oai phong lẫm liệt thu phục loài mãnh tượng, còn khi thành người thiên cổ, nơi “yên giấc ngàn thu” cũng ẩn chứa nhiều điều lạ lẫm.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
19:57, 06/08/2021 Xồng Bá Lẩu còn rất trẻ. Thế mà cậu được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An). Không chỉ làm ăn giỏi, Lẩu còn giúp bà con cùng nhau thoát nghèo. Vì thế mà mọi người trân quý gọi cậu là "Tì lầu Lẩu" – tiếng Mông có nghĩa là anh Lẩu.
Tại bản Ỏm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), hơn 40 năm nay có hai lngười vẫn duy trì nghề đục đá làm cối. Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm và thu nhập từ nghề cũng chẳng đáng là bao nhưng 2 lão nông vẫn "say nghề" và rất trăn trở khi chưa có người để truyền nghề.
Đại dịch Covid-19 trở lại thung lũng Ayun Pa (Gia Lai) và các huyện lân cận khiến tôi và một số anh chị đồng nghiệp không thoát diện phân loại hạng F, bởi vô tình thành F2 nên phải thực hiện biện pháp cách ly tại nhà theo quy định.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
18:28, 04/08/2021 Mùa khô, dòng Đa Krông cạn nước hiền như một con giun đất, nằm trơ đáy, trắng bạc giữa màu xanh mướt của rừng Trường Sơn. Nhiều nhà máy thủy điện ngừng hoạt động, đồng bào người Tà Ôi, Pa Cô trên đỉnh Trường sơn cũng chịu cảnh thiếu nước kéo dài.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
12:40, 01/08/2021 Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng - Thanh Hương -
15:30, 30/07/2021 Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
“Vui quá thưa bác. Vậy là sáng nay, tại khu điều trị ở Đơn Dương chỗ con thêm bệnh nhân thứ 3 là BN 29.167 được xuất viện ạ. Bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà...”. Đó là tin nhắn mới nhất gửi đến tôi của Ma Hy Touneh Định, bác sĩ trẻ người Raglay từ trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)…
Tay cầm chiếc chổi lông quét bụi trên sạp hàng, vẻ mệt mỏi lộ rõ trên khuôn mặt sạm nắng gió, chị Hà Thị Thoa bộc bạch: “Chán lắm chú à, dịch bệnh phức tạp nên mở cửa hàng suốt ngày nhưng không bán được một đồng nào”…
Đang ăn, chợt có cuộc điện thoại công việc. Tôi đứng dậy nghe điện, vui chân đi dọc chiều dài ngôi nhà sàn, băng qua bếp lửa thứ 2 vốn là không gian riêng của đàn bà, con gái trong nhà người Thái. Chợt thấy chị chủ nhà đang ngồi khóc rấm rứt.
Phóng sự -
Hồng Phúc -
15:26, 28/07/2021 “Tôi là con của một người lính. Trong gia đình tôi, cũng đã có những ngôi mộ bị thất lạc vì chiến tranh; đã có người cô bé nhỏ mong manh mặc tấm áo hoa mới đến trường, bom vùi ngay trong ngày khai giảng...” - nhà văn, nhà thơ, nhà báo Lữ Mai chia sẻ. Cảm giác yêu thương cũng như mắc nợ những người nằm xuống luôn thường trực ấy đã thôi thúc chị cầm bút viết về người lính.
Những ngày cuối tháng 7 này, chúng tôi dừng chân bên cầu Hiền Lương, để nghe lại tiếng trở mình hồi sinh của đất, của dòng sông một thời bị chia cắt làm đôi. Bước chân chạm lên cầu, lại nghe văng vẳng tiếng nhạc dìu dặt từ quán cà phê mang tên Vĩ tuyến 17 du dương bài hát với những lời da diết “Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về, mắt đượm tình quê…”, bỗng thấy rưng rưng.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
16:35, 27/07/2021 Khi đặt chân đến bên bờ Sê Pôn tôi lại vấn vương câu hát “anh ở bên này Đông Trường Sơn, em ở bên này Tây Trường Sơn...”. Dòng sông ấy đã ôm trọn thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) rồi chảy ngược về phía mặt trời lặn, qua đất nước Triệu Voi; mang trong mình tình hữu nghị của hai dân tộc Việt- Lào.
Phóng sự -
Thanh Hải -
17:04, 26/07/2021 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy qua A Lưới dài hơn 100 km, tựa như một “đường băng” lớn để các địa phương phía Tây tỉnh Thừa Thiên -Huế thêm cơ hội “cất cánh”. Đặc biệt, đường Hồ Chí Minh còn phá thế ngõ cụt, đưa huyện A Lưới trở thành cửa ngõ giao lưu trên đỉnh Trường Sơn.
Phóng sự -
Trần Mạnh Tuấn -
15:52, 26/07/2021 Ba năm trước, trong cuốn sổ truyền thống của Tiểu đoàn DK1 ghi thêm một dòng mực đỏ về sự hy sinh anh dũng của Thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Xuân Tài, tại nhà giàn DK1/18. Đây là liệt sĩ thứ 11 của DK1 tính đến thời điểm này.
Phóng sự -
Minh Ngọc - Văn Út -
14:00, 26/07/2021 Trước khi hy sinh, anh đã để lại những dòng chữ gửi đến mẹ, vợ và người thân về linh cảm ngày mình sẽ mãi mãi nằm lại với đất mẹ Quảng Trị Anh hùng. Đó là một lá thư thiêng của chàng sinh viên trẻ, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã viết gần 50 năm về trước.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
08:35, 26/07/2021 Dáng người quắc thước, đôi tai dài trường thọ và cả giọng nói sang sảng... Ở tuổi 81, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Vai vẫn nhớ như in từng trận đánh địch và cảm xúc lần đầu gặp Bác Hồ...
Phóng sự -
Thanh Hải -
16:03, 25/07/2021 Tôi chưa một lần may mắn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp; mọi hiểu biết về ông chỉ là những lời kể, qua sách vở và tài liệu lịch sử. Nhưng tự đáy lòng, tôi đặc biệt kính yêu và ngưỡng mộ ông. Và, tướng Giáp đã hiện lên trong tâm tưởng tôi thật đặc biệt. Còn trong lòng bao người dân, ông là một tượng đài bất tử.