Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cuộc sống bấp bênh trên hồ Tà Đùng

Lê Hường - Quốc Phong - 18:42, 11/03/2022

Hơn một thập niên chòng chành theo nước lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3, người dân làng chài đau đáu giấc mơ lên bờ. Ước mơ ấy không đơn thuần là mảnh đất cắm dùi, an cư lạc nghiệp, mà là cả khát vọng tương lai của những đứa trẻ phiêu dạt ở lòng hồ. Bởi vậy, họ vẫn miệt mài tìm đủ hướng để phát triển kinh tế, từng bước thực hiện ước mơ.

Hồ Tà Đùng có hơn 40 đảo, bán đảo lớn nhỏ
Hồ Tà Đùng có hơn 40 đảo, bán đảo lớn nhỏ

Mưu sinh dưới nước, mơ ước lên bờ

Hồ Thủy điện Đồng Nai 3, hay còn gọi hồ Tà Đùng, thuộc địa phận huyện Đắk G’long (Đắk Nông) và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà (Lâm Đồng) được mệnh danh là hồ thủy điện đẹp nhất Tây Nguyên. Bởi lòng hồ có diện tích rộng gần 5.000 ha mặt nước với hơn 40 hòn đảo, bán đảo lớn nhỏ, được ví như Vịnh Hạ Long trên vùng cao nguyên đất đỏ.

Năm 2010, hồ Thủy điện Đồng Nai 3 bắt đầu tích nước, hàng chục hộ dân từ các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang… về đây mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản. Những năm sau đó, số hộ dân di chuyển về đây càng đông hơn. Có thời điểm lòng hồ này có cả trăm căn nhà trên thuyền bè neo đậu, trở thành một trong những làng chài nhộn nhịp nhất trênTây Nguyên. 

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nguồn lợi thủy sản ít dần, các hộ dân rời đi nơi khác. Chỉ những người đã lớn tuổi không còn đủ sức để di cư, hoặc có lồng bè nuôi cá đủ trang trải cuộc sống bám trụ nơi này.

Thuyền bè của hộ dân rải rác trên hồ Tà Đùng
Thuyền bè của người dân trên hồ Tà Đùng

Ngồi trước hiên nhà vá lại chiếc lưới đánh cá bị rách, chị Trần Thị Nên chia sẻ: Vợ chồng chị người gốc Campuchia, 8 năm trước di cư về lòng hồ này sinh sống. Ban đầu chị định ở vài năm rồi lại di chuyển đến vùng nước khác, nhưng giờ sức khỏe không còn như trước, con gái lớn cũng lấy chồng ở Bình Phước, nên vợ chồng chị quyết định ở lại gắn bó với hồ Thủy điện Đồng Nai 3 kiếm con tôm, con cá sống qua ngày nuôi đứa con gái nhỏ.

Sống lênh đênh trên mặt nước, hàng ngày chồng và con gái đi đặt lờ bắt cá, còn chị ở nhà nội trợ, và nhận may vá lưới rách kiếm thêm đồng ra đồng vào. Bây giờ cá lớn không còn, cá tạp, tôm ốc nhỏ cũng ngày càng ít đi, thu nhập bập bõm từng ngày, con gái nhỏ của chị cũng đành dở dang chuyện học.

Tương tự, hơn nửa đời người sống trên mặt nước, từ Biển Hồ (Campuchia) dạt về lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3, bà Nguyễn Thị Thanh còn bao nỗi lo lắng, trăn trở.

Bà Thanh chia sẻ: "Hai năm nay dịch bệnh hoành hành đã ảnh hưởng rất lớn đến miếng cơm, manh áo của chúng tôi. Cá không bán được, tôm cua bắt lên cũng chẳng có người mua, mọi chi phí sinh hoạt xoay sở từng ngày, cuộc sống càng thêm khốn khó. Trước còn trẻ, khỏe phiêu dạt theo vùng nước, giờ tuổi càng cao, sức càng yếu chúng tôi chỉ mong ước được lên bờ, có căn nhà nhỏ để cuộc sống an cư”.

Đó không chỉ là mơ ước của vợ chồng bà Thanh, mà còn là khao khát của hàng chục hộ dân làng chài này suốt nhiều năm qua.

Người dân làng chài vẫn hàng ngày đánh bắt thủy sản tự nhiên để mưu sinh
Người dân làng chài vẫn hàng ngày đánh bắt thủy sản tự nhiên để mưu sinh

Tìm hướng làm ăn mới

Hiện lòng hồ chỉ còn 28 hộ dân sinh sống, mỗi hộ chia nhau một vùng nước. Thay vì di cư tìm bến đỗ mới khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên không còn dồi dào, các hộ này cũng đã tính kế mưu sinh mới bằng cách chuyển dần sang nghề nuôi cá lồng. Từ vài lồng cá lăng, cá trắm, một số hộ đã phát triển quy mô lớn hơn. 

Đây cũng được coi là hướng đi mới để người dân làng chài có cuộc sống tốt hơn, không còn phụ thuộc vào nguồn cá tự nhiên như trước.

Gia đình anh Trần Văn Hà, được xem là hộ gia đình khá giả nhất xóm chài, ngoài việc thu gom cá của các hộ dân khác đưa lên bờ bán, anh Hà còn nuôi 8 bè cá bống, cá lăng, cá thát lát. Anh Hà tâm sự: Lênh đênh theo dòng nước, cuộc sống bấp bênh, muốn bám trụ thì phải tìm kế khác mưu sinh. Nuôi cá lồng khó nhất là phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tìm nguồn thức ăn. Năm nào thời tiết thuận lợi, thì lồng cá còn thu được khá. Năm ngoái tôi thu được vài tấn cá, đủ lấy lại vốn thôi. Năm nay, nếu thuận lợi dự tính thu khoảng 15 tấn cá, trừ chi phí cũng lãi vài chục triệu đồng.

“Chúng tôi cố gắng tích cóp để lên bờ mua đất làm ăn, để con cháu được đến trường, tương lai tươi sáng hơn”, anh Hà chia sẻ thêm.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt làm thức ăn cho cá nuôi trong lồng
Chị Nguyễn Thị Nguyệt làm thức ăn cho cá nuôi trong lồng

Nhiều năm đánh bắt cá tự nhiên, rồi đầu tư lồng nuôi cá, cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt hiện đã ổn định hơn. Chị Nguyệt bảo, mình xa quê đã 30 năm rồi, theo dòng nước nay đây mai đó. Hơn 10 năm sống ở lòng hồ này, ngoài đánh bắt tự nhiên, vợ chồng mình đầu tư nuôi cá lồng. Tích cóp dần cũng mua được miếng đất rẫy ở xã Quảng Khê. Hàng ngày, chồng và con trai lên bờ làm rẫy, còn chị và con gái ở nhà đánh bắt cá tạp, nuôi cá lồng và may vá lưới cho người ta. Có cá bán thì mang ra xã, có khách du lịch ghé thăm thì bán cá khô, đủ để duy trì cuộc sống.

“Giờ mình tiếp tục nuôi cá lồng, đầu tư làm rẫy gom góp tiền dựng cái nhà ở nữa coi như cuộc sống ổn định”, chị Nguyệt nói.

Ông Đoàn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk G’long (Đắk Nông) cho biết: Mặc dù các hộ dân sống trên mặt hồ đăng ký tạm trú trên địa bàn huyện, nhưng số hộ dân không ổn định. Địa phương vẫn dõi theo cuộc sống của các hộ dân này, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có phương án hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

 Ngoài việc bảo đảm các quyền lợi tối thiểu như, tạo điều kiện cấp giấy khai sinh, hộ khẩu, căn cước công dân, địa phương cũng rất quan tâm an sinh xã hội. Mỗi dịp lễ, Tết, UBND huyện, xã Đắk Som đều có quà hỗ trợ, động viên tinh thần người dân đang sinh sống ở đây. Đến nay, tất cả người dân đủ điều kiện đều được ngành Y tế địa phương tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Có thể là hơi quá khi đặt ra vấn đề: “mò mẫm” tìm lời giải cho bài toán tảo hôn nơi miền biên viễn xứ Nghệ. Song từ thực tế đã cho thấy, mục tiêu đẩy lùi hủ tục trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó là phòng chống tảo hôn đã được đặt ra và triển khai từ lâu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng rất nhiều giải pháp… nhưng, đối với huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang không mấy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối ngày 27/3, Huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Ca Da và Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 năm 2023.
Ban Dân tộc Quảng Ngãi: Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023

Ban Dân tộc Quảng Ngãi: Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023

Tin tức - Văn Yên - Minh Thu - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và 77 năm Ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023), Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thao Cơ quan công tác dân tộc lần thứ X năm 2023.
Công dụng chữa bệnh từ cây rau dớn

Công dụng chữa bệnh từ cây rau dớn

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 3 giờ trước
Rau dớn còn có tên gọi khác là ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái quyết… có tính mát. Là món ăn thân thuộc hàng ngày rau dớn còn được biết đến với công dụng làm thuốc có tác dụng như giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai.... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây rau dớn mời bà con tham khảo.
Đắk Lắk: Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có Trưởng phòng mới

Đắk Lắk: Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có Trưởng phòng mới

Trang địa phương - Lê Hường - 3 giờ trước
Sáng 28/3, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Quyết định công tác cán bộ trên địa bàn huyện. Phòng Dân tộc huyện Krông Năng có trưởng phòng mới.
Xác định điểm yếu thể lực của U23 Việt Nam

Xác định điểm yếu thể lực của U23 Việt Nam

Thể thao - PV - 4 giờ trước
Doha Cup 2023 mang đến những kết quả không tích cực nhưng giúp HLV Troussier nhận ra vấn đề hiện nay của U23 Việt Nam chính là thể lực của các cầu thủ.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Nửa thế kỷ qua (30/3/1973 - 30/3/2023), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại. Cả hai nước đều là thành viên quan trọng, có tiếng nói trong ASEAN, tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Trong những năm qua, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên cơ sở Đối tác chiến lược được thiết lập từ tháng 8/2015. Malaysia hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 vào Việt Nam với số vốn đầu tư 13,08 tỷ USD trong hơn 700 dự án tại Việt Nam.
Xem xét ghi danh Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là di sản thế giới

Xem xét ghi danh Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là di sản thế giới

Du lịch - Anh Trúc - 4 giờ trước
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hồ sơ đề nghị ghi danh Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vào Danh mục Di sản thế giới sẽ được Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO chính thức xem xét tại kỳ họp tháng 9 tới.
Lan tỏa văn hóa dân tộc Mường cho thế hệ trẻ

Lan tỏa văn hóa dân tộc Mường cho thế hệ trẻ

Sắc màu 54 - BĐT - 4 giờ trước
Ngày 27/3, tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Tân Sơn tổ chức bế mạc lớp tập huấn truyền dạy hát Rang, hát Ví, chàm Đuống cho trên 100 học viên là cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, nghệ nhân dân gian của 17 xã trong huyện, trong đó có 85 học viên là người dân tộc Mường.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản. Thủ tướng lưu ý, thị trường và doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tập huấn kỹ năng hướng dẫn các chủ đề sinh hoạt nhóm cha mẹ U10 năm 2023

Tập huấn kỹ năng hướng dẫn các chủ đề sinh hoạt nhóm cha mẹ U10 năm 2023

Xã hội - PV - 4 giờ trước
Ngày 27/3, tại Tp. Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang tổ chức lớp tập huấn kỹ năng hướng dẫn các chủ đề sinh hoạt nhóm cha mẹ (U10) năm 2023. Dự lớp tập huấn có đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức Plan và 61 tình nguyện viên 7 huyện, thành phố ngoài Dự án.