Giữa lòng hồ Sê San mênh mông nơi miền biên viễn Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum có một làng chài mang đậm dấu ấn của những cư dân miền Tây Nam Bộ. Nơi đó là câu chuyện về hành trình của những cư dân tha phương đi xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới. Và giờ đây, không chỉ ổn định cuộc sống, những cư dân này đã xây dựng làng chài trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Qua tiến hành điều tra, khảo sát, hiện nay còn 357 hộ đồng bào công giáo sinh sống trên sông của tỉnh Thanh Hóa cần được hỗ trợ về đất ở và kinh phí xây dựng nhà ở, gồm TP. Thanh Hóa và 6 huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy.
Du lịch -
Minh Nhật -
09:04, 15/03/2024 Cách TP. Quảng Ngãi về hướng biển hơn 25 km, làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, phía trước tiếp giáp với biển, sau lưng là những triền cát cao sừng sững. Bãi biển nơi đây thoai thoải kéo dài hơn 10 km từ lâu trở thành bãi tắm lý tưởng cho người dân địa phương cùng du khách. Theo các chuyên gia, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản. Khu vực này không chỉ có di sản biển phong phú được ví là “nghĩa địa tàu cổ đắm”, với nhiều niên đại khác nhau, mà còn có di sản địa chất về trầm tích núi lửa ở vùng biển gần bờ độc đáo, hiếm hoi của thế giới.
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
08:26, 14/12/2021 Về bờ mới an toàn! Bao người phụ nữ làng biển đã thốt lên như vậy khi nói về cái nghề truyền nối bao đời, mưu sinh nơi biển cả...
Du lịch -
Anh Trúc -
14:42, 25/06/2023 Mang vẻ đẹp bình yên và thơ mộng, làng chài Cửa Vạn, thuộc Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khiến du khách quốc tế mê mẩn và thường được xếp vào những địa điểm du lịch đáng ghé thăm.
Nếu bạn đã từng đi qua nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước, hãy thử một lần dừng chân ghé lại và cảm nhận vẻ đẹp mộc mạc đầy quyến rũ của làng chài Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giữa cung đường uốn lượn một bên là biển, một bên là núi, mùa mưa thì cây cỏ xanh rì, mùa xuân thì ngập tràn trong sắc hoa anh đào nở rộ, ở đó có một làng chài nhỏ bé đã tồn tại suốt trăm năm...
Xã hội -
Hà Văn Đạo -
15:21, 23/03/2021 Những năm gần đây, ngư dân các làng chài ở tỉnh Khánh Hòa đã tự nguyện thu gom rác thải để làm sạch bờ biển. Hành động đó xuất phát từ ý thức của người dân, và cũng là cách để các ngư dân trả ơn biển - "người mẹ lớn" bao bọc dân làng, mang lại nguồn lợi thủy sản cho người dân ven biển.
Xã hội -
PV -
09:39, 19/02/2020 Cuộc sống của những hộ dân ở làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk quanh năm lặng lẽ. Một phần do họ sinh sống tạm bợ trên các bè nuôi cá lênh đênh trên mặt hồ thủy điện, một phần do cuộc sống hết sức khó khăn không có điều kiện lên bờ sinh sống.
Phóng sự -
Lê Hường - Quốc Phong -
18:42, 11/03/2022 Hơn một thập niên chòng chành theo nước lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3, người dân làng chài đau đáu giấc mơ lên bờ. Ước mơ ấy không đơn thuần là mảnh đất cắm dùi, an cư lạc nghiệp, mà là cả khát vọng tương lai của những đứa trẻ phiêu dạt ở lòng hồ. Bởi vậy, họ vẫn miệt mài tìm đủ hướng để phát triển kinh tế, từng bước thực hiện ước mơ.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Minh Ngọc -
15:44, 16/03/2021 Ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió Đăk Lăk có một làng chài quanh năm gắn với nghề đánh cá mưu sinh. Cuộc sống của người dân nơi đây là một thế giới tách biệt hẳn với nhịp sống sôi động ở trên bờ.
Hồ thủy điện Buôn Tua Sarh trải dài từ xã Krông Nô, huyện Lăk (Đăk Lăk) đến xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông). Năm 2009, khi hồ thủy điện tích nước, một số hộ dân Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang… lên đây lập bè nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản tạo thành làng chài khoảng 40 hộ dân. Dập dềnh theo con nước đánh bắt cá, nuôi cá lồng và sơ chế làm các loại khô cá bán cho khách qua đường là nguồn thu chính của dân vạn chài nơi đây.
Phóng sự -
Thùy Dung - Lê Hường -
11:10, 06/03/2020 Gần 10 năm lênh đênh sông nước, sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, người dân làng chài dọc lòng hồ thủy điện Sê San 4 được chính quyền đưa lên bờ, cấp đất ở, hỗ trợ dựng nhà và cấp hộ khẩu. “An cư lạc nghiệp”, có nơi ở ổn định tập trung phát triển kinh tế, đời sống của người dân làng chài ngày càng khởi sắc.