Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nghệ nhân chạm bạc cuối cùng ở Nà Sảm

Giang Lam - 07:37, 18/04/2022

Sau chén trà nóng buổi sáng, ông Chúc Tạ Quyên ở thôn Nà Sảm, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang lại đeo cặp kính lão, đôi tay thoăn thoắt dùng chiếc búa gõ nhẹ vào khuôn, kéo những miếng bạc đã khô đem đi tạo hình. Ông dùng bộ dao búa tỉ mẩn, chăm chút chạm những hoa văn tinh tế lên những chiếc khuyên tai, vòng tay... Đó là công việc yêu thích hằng ngày của nghệ nhân chạm bạc cuối cùng ở Nà Sảm.

Ông Chúc Tạ Quyên thực hiện công đoạn chạm bạc.
Ông Chúc Tạ Quyên thực hiện công đoạn chạm bạc.

“Chiếc nhẫn bằng đồng” và lời ước hẹn

Mặt trời nhô cao từ đỉnh núi Xàm Mù cũng là lúc ông Chúc Tạ Quyên bắt đầu nổi lửa bễ lò quen thuộc. Công việc đã trở nên thành thạo, thuần thục như thói quen của những người phụ nữ Nà Sảm mỗi sáng thức dậy việc đầu tiên là pha nước ấm, lấy khăn cho chồng con rửa mặt. Ông Quyên bảo rằng, con gái Nà Sảm lớn lên xinh đẹp, khéo léo, lấy chồng lại chăm chồng, thương con nên công việc ông đang làm như để nâng niu, tôn thêm nét đẹp của họ.

Ông Quyên bắt đầu đến với nghề chạm bạc khi 15 tuổi. Tuy không sinh ra trong gia đình làm nghề, nhưng cậu bé ấy luôn bị cuốn hút với những hoa văn trên sản phẩm bạc của người Dao. Và động lực ấy càng được thôi thúc từ cuộc gặp gỡ định mệnh với một thiếu nữ bản bên.

Đó là những ngày đầu tiên Chúc Tạ Quyên theo thầy chạm bạc của mình đến phiên chợ ở xã Trùng Khánh. Trong một góc nhỏ, chàng trai cần mẫn học việc. Không khí nhộn nhịp, rộn rã của ngày chợ, tiếng cười nói của nhóm bạn đồng trang lứa cũng không làm người thợ trẻ bận tâm. Hình ảnh đó đã khiến cô thiếu nữ Mùi Thị Nái rung động. Cô gái xinh đẹp chủ động đến làm quen, thoáng chốc, cả hai ngồi bên nhau say sưa chuyện trò. Kết thúc phiên chợ Nái ngỏ ý được kỷ niệm 1 chiếc nhẫn nhỏ bằng đồng đầu tiên do tự tay chàng trai làm ra. Mới học việc nên chỉ được thử chế tác nhẫn bằng chất liệu đồng thôi, thế nhưng Nái tỏ ý thích thú, trầm trồ khen không hết lời sản phẩm ấy.

Những món đồ trang sức ông Chúc Tạ Quyên làm ra đều được vợ và con cháu sử dụng và trân trọng.
Những món đồ trang sức ông Chúc Tạ Quyên làm ra đều được vợ và con cháu sử dụng và trân trọng.

Ông Quyên nhớ lại, lúc đó mình vui lắm, có động lực vì có người yêu quý muốn giữ đồ vật mình làm ra. Thế là mình hào phóng tặng luôn cả 1 xâu nhẫn bằng đồng. Rồi đánh liều bảo, mình sẽ cố học thành thợ chạm bạc giỏi và sẽ tự tay làm tất cả trang sức bạc cho người con gái mình yêu.

Lời hẹn hò đó nhanh chóng thành hiện thực, 2 năm sau, gia đình họ Chúc mang sinh lễ đến hỏi cưới cô gái Mùi Thị Nái. Những chiếc vòng cổ bạc, vòng tay, nhẫn, xà tích...sáng lấp lánh như minh chứng cho lời hứa tình yêu, thể hiện tay nghề cao của người chồng trẻ.

Mỗi đường nét hoa văn là một câu chuyện

Sau bao năm, mối tình đẹp cùng những đính vật tình yêu đầu đời vẫn luôn được hai ông bà Chúc Tạ Quyên và Mùi Thị Nái gìn giữ. Ngồi bên cạnh người chồng, bà Nái cười vui bảo, trong bản mà có thợ chạm bạc giỏi thì đi đâu ai cũng quý. Mình là vợ của thợ chạm bạc, vừa được quý lại vừa có được nhiều vòng, nhiều nhẫn đẹp lạ mắt, hãnh diện lắm!


Bà Nái tự hào và hãnh diện khi có chồng là thợ chạm bạc
Bà Nái tự hào và hãnh diện khi có chồng là thợ chạm bạc

Khi ngắm nhìn những hoa văn tinh tế trên đồ trang sức của người Dao, ta cứ ngỡ rằng những người thợ chạm bạc phải sở hữu một bộ đồ nghề cầu kỳ, phức tạp. Thế nhưng thợ chạm bạc người Dao chỉ có trong tay những vật dụng khá đơn giản như: bễ thổi, búa đập, đe gỗ và bộ đục chạm hoa văn được làm bằng đinh sắt.

Ông Chúc Tạ Quyên chia sẻ, người Mông, người Nùng, Cao Lan, Dao…đều có nghề chạm bạc. Đa số các dân tộc có điểm giống nhau ở những công đoạn đầu tiên, đó là xử lý nguyên liệu bạc qua bễ thổi. Tuần tự thực hiện đều là nấu bạc, đổ chất lỏng bạc ra máng đợi nguội rồi lấy búa đập. Thợ đập phải đều, dứt khoát và vuông theo cỡ, sau đó đánh bẹt đủ dài, rộng để dễ tạo hình.

Cái khác biệt và làm nên nét riêng trong chạm bạc của mỗi tộc người đó là bước thực hiện chạm hoa văn trên chất liệu bạc. Đây là bước quan trọng để tạo linh hồn cho mỗi món đồ trang sức. Để chạm bạc thì cần có dụng cụ, ông Chúc Tạ Quyên sở hữu bộ đục chạm khá nhỏ gọn, mỗi loại có hình dáng to nhỏ, chức năng sử dụng khác nhau. Ví dụ: "Ná tram" dùng để chạm hoa văn hình li ti, "tủ ma" dùng để chạm hoa văn hình chấm, "Khó chủ" dùng để chạm các đường sọc dài, "chầy nấy" dùng để chạm các loại hoa văn hình bán nguyệt; "Sừ phăng" dùng để chạm các loại hoa văn hình vuông.

Đặc biệt có một vật dụng quan trọng quyết định sự tinh xảo của hoa văn chạm khắc. Đó là đe gỗ, người Dao gọi là “dung zang”. dung zang được cấu tạo từ miếng gỗ nhỏ rộng 30 cm, dày 5-7 cm. Đặc biệt trên bề mặt là phủ khoảng 30 loại nhựa các loại cây rừng và sáp ong, mỡ, có độ dày 10 cm. Ông Chúc Tạ Quyên chia sẻ, bề mặt này có độ dày bám dính cao dùng để kê nguyên liệu bạc và giữ cố định chắc chắn để người thợ tập trung tuyệt đối việc chạm khắc hoa văn mà không sợ bị xô lệch.

Trên các sản phẩm chạm khắc bạc của người Dao đỏ, các nghệ nhân thường sử dụng họa tiết, hoa văn mang dáng dấp của tự nhiên. Nghệ nhân phải dùng óc sáng tạo, mắt thẩm mỹ để chạm khắc các họa tiết hoa văn tựa như kể những câu chuyện lên những món đồ trang sức. Làm cho chúng trở nên mềm mại, sống động, uyển chuyển và tinh tế. Nếu là vật lễ đính ước hôn nhân, chiếc vòng tay và vòng cổ chạm khắc họa tiết hình con cá với ý nghĩa gắn kết cô dâu và chú rể sống trọn đời hạnh phúc bên nhau. Khuyên tai bạc của phụ nữ chạm khắc hình hoa lá cách điệu cầu kỳ, chiếc nhẫn thường có họa tiết hình cây dương xỉ, cúc áo có họa tiết hình hoa hẹ, hạt dưa, lá cọ…

Hồn cốt của người Dao

Người Dao đỏ ở Nà Sảm luôn tin rằng, bạc là hồn cốt, tín ngưỡng bao đời. Ông  Quyên cho biết, thời xưa khi chưa có tiền giấy như bây giờ, người Dao dùng bạc trắng để mua bán trao đổi hàng hóa. Hầu như mỗi sinh hoạt trong cộng đồng người Dao đều gắn liền với bạc trắng. Từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì ông bà đã làm cái mũ đính những cái chuông nhỏ bằng bạc để âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé là tiếng của dòng họ. Khi đứa trẻ lớn lên thì mỗi giai đoạn của cuộc sống đều gắn liền với bạc trắng. Từ việc cưới xin, cúng lễ, đến ma chay đều có bạc trắng. Bạc trắng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Dao tin rằng, người đeo bạc sẽ trừ được tà ma, tránh gió và được thần linh phù hộ.

Trong cuộc sống thị trường sôi động ngày nay, khi mà mọi thứ đang chạy theo xu hướng cơ giới hóa, thì nghệ nhân Chúc Tạ Quyên vẫn say mê, trung thành với nghề chạm bạc thủ công. Chạm khắc hoa văn là công đoạn cầu kì, tỉ mỉ nhất. Do đó, người làm nghề chạm bạc đòi hỏi phải có tính kiên trì, hiền lành, điềm đạm thì mới tạo ra những sản phẩm tinh tế, đẹp mắt. Theo thời gian, thợ chạm bạc ở Nà Sảm ít dần và giờ chỉ còn lại ông Quyên.

Trang sức của người Dao qua đôi tay tài hoa của nghệ nhân Chúc Tạ Quyên
Trang sức của người Dao qua đôi tay tài hoa của nghệ nhân Chúc Tạ Quyên

Giơ đôi tay chai sần, đen nhẻm cả đời đục đẽo hoa văn trên những mảng bạc, ông Quyên nói giọng buồn: “Ấy thế mà có lúc tôi tưởng đôi tay này, nghề này không thể nuôi sống được gia đình, được bản thân đấy. Thời điểm khi những món trang sức mỹ kim tràn ngập trên các sạp hàng ngoài chợ. Đám thanh niên nó bảo, làm chiếc vòng bạc theo truyền thống tốn hết một con trâu, ra chợ huyện mua chỉ mất vài trăm nghìn, tội gì”.

Thế nhưng cơn lốc tức thời ấy cũng nhanh chóng qua đi, con cháu người Dao thấy được những giá trị truyền thống trong mỗi món trang sức bạc. Nhiều vòng cổ có khắc hình các loại hoa lá, cá, chim thú, chụm đầu, vòng tay, cúc áo… được nhiều người tìm đến ông Chúc Tạ Quyên đặt hàng. Âm thanh chạm bạc lại rộn rã khắp bản.

Tuy nhiên giờ đây đi khắp các dãy núi ở Sơn Phú cũng không tìm được người thứ 2 còn biết các bí quyết chế tác các đồ trang sức. Ông tâm sự, con ông, cháu ông không một ai có hứng thú với nghề này nên ông sợ rằng, mai kia về với tổ tiên, cái nghề chạm bạc của dòng họ Chúc có nguy cơ không có người kế nghiệp. Thế nên giờ đây bất cứ ai muốn học làm bạc thì ông sẽ giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tình. 

Với đồng bào Dao ở Nà Sảm, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trang sức bạc là hồn cốt tổ tiên, không đeo bạc thì người Dao như con nai lạc trong rừng già, con cá mắc cạn trên bờ suối, không được thần linh chở che, quên hết lối về, quên cả cội nguồn.

Ông Chúc Tạ Quyên
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 5 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 6 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 6 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.