Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Dao ở Tả Phìn bảo tồn nghề chạm bạc truyền thống

PV - 09:29, 01/03/2018

Trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, khác với thực trạng một số nghề truyền thống không còn được người dân mặn mà thì ở xã Tả Phìn (Sìn Hồ, Lai Châu)-nơi có đông đồng bào Dao sinh sống, vẫn có những người nhiều năm nay quyết “giữ lửa” nghề chạm bạc truyền thống.

Chúng tôi may mắn được bà con giới thiệu và chỉ đường đến nhà người thợ chạm bạc khéo léo nhất nhì xã-Chẻo A Quẩy. Anh Quẩy năm nay gần 40 tuổi nhưng khi lên 10 tuổi anh đã được bố truyền nghề.

Chia sẻ về nghề chạm bạc, anh Quẩy cho biết, khi còn nhỏ, anh thường phụ giúp bố một số công việc vặt trong các khâu chạm bạc, dần dần anh say mê với những nét chạm khắc tinh xảo, khéo léo mà bố đã tỉ mẩn tạo nên trên trang sức bằng bạc của dân tộc mình.

Theo thời gian, anh học từ bố những công đoạn cơ bản để chế tác ra sản phẩm, rồi tự mày mò, sáng tạo họa tiết, hoa văn theo ý thích như: rồng phượng, chim muông, cỏ cây, hoa lá...

Anh Chẻo A Quẩy và các sản phẩm trang sức bằng bạc do anh chế tác. Anh Chẻo A Quẩy và các sản phẩm trang sức bằng bạc do anh chế tác.

 

Để làm ra một bộ trang sức bạc mất rất nhiều thời gian, công đoạn. Với một chiếc vòng cổ dành cho phụ nữ có khối lượng 20 chỉ bạc phải làm từ 3-5 ngày; 1 bộ cúc bạc khoảng 16 chiếc mất 5-7 ngày; vòng tay, hoa tai, nhẫn từ 1-2 ngày; khó nhất là bộ xà tích có khối lượng từ 30-40 chỉ bạc sẽ phải mất từ 7-10 ngày.

Một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua các công đoạn như: gò miếng bạc thành hình khối sản phẩm, ghép các chi tiết, tạo ra sản phẩm dạng thô và chạm trổ các chi tiết hoa văn.

Nếu không phải làm ruộng nương, một tháng anh Quẩy có thể làm ra hàng chục bộ trang sức bằng bạc với các kiểu họa tiết, hoa văn bắt mắt, sau khi bán anh cũng lãi từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả triệu đồng/bộ, có thể thu về khoảng 3-5 triệu đồng/tháng.

Cũng theo anh Quẩy, nghề chạm bạc là nghề cha truyền con nối, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Trước đây, bố làm thì truyền lại cho, anh đi mua bạc khối, bạc vụn về rồi đánh vòng cổ, vòng tay, nhẫn, cúc… sau đó đem bán để nuôi gia đình.

Mặc dù, bây giờ làm nghề chạm bạc không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống, anh vẫn quyết tâm giữ nghề và sẽ tiếp tục truyền lại cho đời sau.

Đồ trang sức bằng bạc không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao, đặc biệt đó được thứ trang sức do anh Quẩy chế tác thì bất cứ cô gái nào cũng muốn sở hữu. Theo phong tục người Dao ở địa phương, các gia đình thường cất giữ bạc để sau này dùng vào việc cưới vợ, gả chồng cho con cái.

Mỗi người con gái trước khi cưới sẽ được bố mẹ đẻ và nhà chồng tặng 1-2 bộ trang sức bạc tùy hoàn cảnh gia đình.

Tìm hiểu chúng tôi được biết thêm, để làm ra một bộ sản phẩm đảm bảo cả về hình thức lẫn kiểu dáng, nguyên liệu phải là bạc trắng, bạc thỏi nguyên chất, có độ tuổi, độ dẻo, độ bóng cao nếu không đảm bảo bạc sẽ xỉn màu nhanh, hay gẫy khi sử dụng… Điều quan trọng nhất đó là người làm nghề phải có đôi tay khéo léo, kiên trì, nhẫn nại, có mắt thẩm mỹ, trí tưởng tượng phong phú, cải tiến sản phẩm nhưng vẫn gìn giữ nét truyền thống của dân tộc.

Ông Tẩn Liều Sơn, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Tả Phìn nhấn mạnh: Nghề chạm bạc truyền thống của dân tộc Dao cần phải được gìn giữ, phát huy. Do vậy, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động để bà con lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, không chỉ bà con người Dao thích các sản phẩm chạm bạc truyền thống mà cả những du khách khi đến bản cũng rất ưa thích.

Trước đây, người Dao ở các xã như: Phăng Xô Lin, thị trấn Sìn Hồ và một số nơi khác cũng có nghề chạm bạc. Nhưng đến nay, theo thông tin chúng tôi thu thập được, chỉ còn 3 hộ dân ở xã Tả Phìn còn giữ nghề. Bảo tồn nghề chạm bạc truyền thống của người Dao không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch Sìn Hồ. Vì vậy, rất cần có sự đầu tư, sự quan tâm của các cấp, ngành để nghề chạm bạc của người Dao ở Tả Phìn ngày càng phát triển.

NGUYỄN TÙNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Những mô hình sinh kế hiệu quả thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

Những mô hình sinh kế hiệu quả thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

Si Ma Cai là huyện khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tạo sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo vươn lên khá giàu. Địa phương xác định, mục tiêu lâu dài trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế là tạo động lực để nông dân khởi nghiệp, thực hiện các mô hình, từ đó thay đổi cách thức, tư duy sản xuất.
Gỡ

Gỡ "rào cản" để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở khu vực miền núi

Hiện nay, ở địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa, lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia vẫn đang đối mặt với nhiều nan giải, vẫn phải lực bất tòng tâm do thiếu vốn, thiếu giáo viên, đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đảm bảo...
Khánh Hòa: Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa

Khánh Hòa: Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa

Xã hội - T.Nhân - 9 phút trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai: Thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Gia Lai: Thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai đã thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng vùng đồng bào DTTS với hơn 2.300 thành viên tham gia.
MobiFone được vinh danh là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023

MobiFone được vinh danh là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 11 phút trước
Tại Hội nghị vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023", do Công ty CP Anphabe tổ chức, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã được vinh doanh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam - Khối Doanh nghiệp Lớn và lọt Top 5 doanh nghiệp ngành Công nghệ phần cứng/ Hạ tầng/ Viễn thông.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi; truyền thông pháp luật, các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái…
Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Hà Minh Hưng - 31 phút trước
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao biên giới Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...
Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Minh Đạt - 43 phút trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào các chuỗi liên kết, là đầu mối thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và nông dân. Tại tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây, các HTX đã phát huy vai trò của kinh tế tập thể, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của tỉnh.