Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Kéo bạc kéo cả thời gian

Hoàng Quý - 16:53, 04/02/2022

Từ xa xưa, bên dòng suối Pờ Hồ trong xanh thơ mộng, dưới chân đỉnh núi Ky Quan San hùng vỹ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi quây quần chừng sáu mươi nóc nhà của người Dao đỏ (thuộc dân tộc Dao), nổi tiếng với nghề “kéo bạc”.

Người Dao tự hào về nghề chạm khắc bạc. (TL)
Người Dao tự hào về nghề chạm khắc bạc. (TL)

“Những người muôn năm cũ”

Thôn Séo Pờ Hồ nằm bên bờ suối Pờ Hồ trong xanh, dựa lưng vào dãy Ky Quan San, đây là nơi cư trú của khoảng 60 hộ dân tộc Dao, nổi tiếng với những người thợ chạm bạc lành nghề, mà người dân ở đây vẫn quen gọi là nghề kéo bạc. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, đi hết con đường đất nhỏ đến tận cuối bản mới tìm được nhà ông Tẩn Phù Thàng, một người thợ chạm bạc nổi tiếng nhất vùng. Điều bất ngờ nhất khi tới nhà ông Thàng, đó là một ngôi nhà xây khang trang nổi bật giữa những mái nhà tranh của dân bản.

Ông Thàng năm nay trạc ngoài năm mươi, ông là người nắm giữ những bí quyết đặc biệt trong nghề chạm bạc của người Dao đỏ, nổi tiếng khắp Mường Hum. Theo nghề bạc đã hai mươi năm nay, chẳng thể đếm hết được bao nhiêu chiếc vòng, bao nhiêu bộ áo mũ đã được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa của ông. Khi thấy ông Thàng chăm chút, kỹ lưỡng trong từng công đoạn nhỏ của quá trình chế tác bạc, mới thấy tâm huyết của người thợ bạc đều đặt hết lên những sản phẩm của mình. Bởi lẽ, làm bạc phải yêu nghề, chăm chút trong từng công đoạn, đặt tâm tư của mình vào từng ngọn lửa, từng mắt xích nhỏ thì bạc làm ra mới có hồn và thêm phần tinh tế.

Đôi bàn tay khéo léo của người thợ chăm chút cho từng công đoạn nhỏ
Đôi bàn tay khéo léo của người thợ chăm chút cho từng công đoạn nhỏ

Theo chân ông Thàng ra sau nhà, nơi ông dành riêng một gian phòng để làm bạc, chúng tôi được ông giải thích rõ hơn các công đoạn của quá trình chạm khắc bạc. Ông châm bếp lò bằng những miếng củi thông vẫn còn thơm, ông cẩn trọng đem bạc ta, pha lẫn với một loại bạc truyền thống của người Dao, vừa để sản phẩm làm ra chắc chắn, vừa có màu bạc sáng đẹp.

Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình làm bạc, vì nếu pha không chuẩn, đun lửa còn non hay đun quá tay một chút là bạc sẽ không thành hình, không thể tiến hành những công đoạn tiếp theo. Sau khi đun nóng bạc, là tới công đoạn đánh bạc, bạc được đổ vào khuôn phù hợp với hình dáng mà người thợ bạc mong muốn.

Ông Thàng vừa đổ bạc vào khuôn vừa chậm rãi giải thích “Khuôn đổ bạc và các đồ dùng chế tác bạc của người Dao hầu hết đều được làm bằng sừng trâu, hơn nữa phải là những con trâu đực khỏe mạnh, có cặp sừng dài và thật cứng. Dùng sừng trâu làm khuôn mới chịu được sức nóng của bạc, hơn nữa bạc cũng sẽ không bị pha tạp chất và mất đi giá trị”.

Thợ chạm bạc tỉ mỉ trong từng công đoạn làm ra sản phẩm
Thợ chạm bạc tỉ mỉ trong từng công đoạn làm ra sản phẩm

Giá trị từ những điều đặc biệt 

Đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùng chiếc búa bằng sừng trâu, gõ nhẹ vào khuôn, kéo những miếng bạc đã khô ra đem đi tạo hình. Ông Thàng đeo cặp kính lão, lấy ra bộ dao búa tỉ mẩn, chăm chú chạm những hoa văn tinh tế lên chiếc vòng tay. Đây là khâu làm bạc đem đến những giá trị và sự đặc biệt của trang sức bạc người Dao đỏ so với những dân tộc khác. Nó không chỉ ấn tượng, khác lạ về hình khối, kiểu dáng, mà còn đặc biệt bởi những hoa văn độc đáo, được chạm khắc tinh tế, hài hoà.

Bà Lý Tả Mẩy, vợ ông Tẩn Phù Thàng tháo đôi khuyên tai của mình xuống, giải thích cho chúng tôi những hoa văn chạm khắc trên đó. “Trên đồ trang sức của người Dao đỏ thường có hoạ tiết hình cây cối, hoa lá, mặt trời, chim, thú,… Đó đều là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Dao mà từ xưa tổ tiên cũng đã sử dụng làm trang sức và quần áo”.

Đôi bàn tay của người phụ nữ Dao thoăn thoắt nhóm lửa, giúp chồng dùng hàn the nối những khớp nối trên một đoạn dây xích. Ông Thàng dùng một chiếc ống dài, rỗng ruột, từ từ thổi hơi đưa lửa qua những khớp nối mà bà Mẩy vừa chấm hàn the. Khi thổi bạc để hàn, thợ giỏi phải biết điều chỉnh luồng hơi từ miệng qua ống để ngọn lửa vừa đủ, mối hàn không chỉ bền chắc mà còn đẹp mắt.

Trước mắt tôi là một bộ cúc áo, vòng bạc và dây xích chuông bạc ông Thàng đã kỳ công làm cả tháng nay. Ông Thàng bảo, giờ chỉ cần đánh bóng là có thể giao cho cô dâu mới sắp về nhà chồng.

Kéo bạc kéo cả thời gian 3

Ở Séo Pờ Hồ, người làm bạc đang dần ít đi, người làm bạc lâu và khéo như ông Thàng lại càng hiếm hơn. Do vậy, trong bản, ai muốn học làm bạc ông Thàng đều giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tình, ông muốn lưu giữ nghề chạm bạc như một cách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Dao. Những người Dao đeo bạc vừa để có cuộc sống tốt hơn, vừa để không phụ lòng và giữ gìn những nét văn hoá mà người xưa lưu truyền lại.

Ông Thàng đem bộ trang sức bạc mới làm xong giao tận tay một cô dâu sắp về nhà chồng, chẳng biết trong cuộc đời làm bạc của mình, ông đã góp phần mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bao nhiêu cặp vợ chồng người Dao nữa. Ông kể, mỗi nhà trong bản có con cái sắp lấy chồng đều đặt làm một bộ trang sức bạc, vừa là của hồi môn, vừa đem lại nhiều điều may mắn. Nhờ có làm bạc, mà đời sống của gia đình ông cũng khấm khá hơn, xây được nhà, mua được trâu, cho con cái học hành tử tế. Những hộ khác trong thôn cũng có cuộc sống ấm no nhờ nghề chạm bạc.

Ông Thàng cho biết thêm, nghề chạm bạc của người Dao đỏ từ bao đời nay đều là cha truyền con nối. Nhà ông có sáu người con, ba trai, ba gái thì cả ba con trai và hai con rể của ông đều theo cha học nghề chạm bạc. Không chỉ để giữ nghề, mà còn để thúc đẩy nghề chạm bạc của người Dao tiến gần hơn tới con đường trở thành di sản văn hoá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Tin nổi bật trang chủ
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 20:24, 02/10/2023
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:04, 02/10/2023
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Sắc màu 54 - T.Hợp - 20:00, 02/10/2023
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 20:00, 02/10/2023
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 19:53, 02/10/2023
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 18:54, 02/10/2023
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…