Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng nghề đúc đồng An Hội: Nơi lưu giữ nét Sài Gòn xưa

PV - 08:58, 09/10/2018

Giữa lòng thành phố hiện đại có một làng nghề truyền thống tồn tại hơn 200 năm. Đó là làng nghề đúc đồng An Hội, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh). Từ làng nghề này, hàng ngàn bộ lư, đồ thờ cúng bằng đồng được chế tác bằng phương pháp thủ công, theo chân thương lái ngược ra miền Bắc, miền Trung, xuôi về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, và còn có mặt ở cả các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar...

Làng nghề hơn 200 năm

Theo lời kể của các bậc cao niên nơi đây, làng đúc đồng ở Sài Gòn ban đầu có mặt ở khu Chợ Quán, Phú Lâm vào đầu thế kỷ 19. Sau đó, được ông Trần Văn Kỉnh (người dân hay gọi là Năm Kỉnh) sang các lò học nghề. Đến khi thạo việc, ông quay lại khu Gò Vấp để mở xưởng hoạt động.

Nghệ nhân Hai Thắng thực hiện công đoạn hoàn thiện lư đồng. Nghệ nhân Hai Thắng thực hiện công đoạn hoàn thiện lư đồng.

Mang nghề mới về làng, ban đầu ông Năm Kỉnh chỉ nhận dạy và truyền nghề cho các con cháu trong dòng họ. Nghề đúc đồng An Hội ra đời và trở thành địa chỉ sản xuất lư đồng bậc nhất tại đất Sài Gòn-Gia Định xưa. Thời gian sau, ông Trần Văn Thắng (Hai Thắng), một trong những học trò xuất sắc của ông Năm Kỉnh, muốn phát triển hơn nghề này nên đã truyền dạy cho con em trong vùng.

Ông Hai Thắng kể, trước năm 1975, là thời điểm làng nghề phát triển nhất, cả làng có đến 60 hộ với hàng trăm nghệ nhân làm nghề. Lúc này, ở khu vực Chợ Lớn-Gia Định, đã hình thành các khu bán hàng thủ công và rất nhiều sản phẩm đúc đồng từ nồi, niêu, xoong, chảo đến đồ thờ cúng, lư hương, chân đèn. Sản phẩm đúc đồng An Hội lúc bấy giờ không chỉ có mặt khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh, mà còn sang tận các nước trong khu vực…

Tuy nhiên, hiện nay, làng chỉ còn 5 lò đang hoạt động là: Hai Thắng, Ba Cồ, Năm Toàn, Sáu Bảnh và Út Kiển.

Giữ lại nét Sài Gòn xưa…

Bà Phạm Thị Liên, chủ lò đúc đồng Ba Cồ cho biết: Những năm 1974, 1975, khi bà về làm dâu làng nghề An Hội, cả làng có đến khoảng 50 đến 60 hộ làm nghề đúc đồng truyền thống. Ngày đó, từ 5 giờ sáng đã nghe tiếng búa đập, tiếng máy rèn vang khắp cả làng. Người lớn, trẻ con ai cũng bám riết lấy nghề. Vậy mà theo thời gian, nghề cũng mai một đi nhiều.

Theo bà Liên, lý do người làng không làm nghề này nữa là vì nghề lao động cực nhọc, cần nhiều nhân lực và mặt bằng rộng rãi, sản phẩm bán ra ngày càng khó. Nếu sở hữu mảnh đất hàng trăm mét vuông giữa thành phố đông đúc và đắt đỏ như Sài Gòn, người ta có thể xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh kiếm lời sẽ dễ dàng hơn.

“Cha chồng tôi đặt hết tâm huyết vào nghề này. Chồng tôi cũng đã mất, tôi có trách nhiệm phải giữ nghề truyền thống cho bằng được. Còn người mua lư đồng là tôi còn làm, còn truyền nghề cho con cháu”, bà Liên quả quyết.

Còn chị Thu Sương, con gái ông Hai Thắng cho biết, trung bình mỗi năm cơ sở đúc đồng Hai Thắng xuất đi hơn 2.000 bộ lư đồng các loại, riêng 2 tháng cuối năm phải hoàn thiện từ 400-500 bộ. Từ đầu tháng Chạp, các cơ sở phải làm việc gấp đôi để đáp ứng nguồn hàng Tết. Tùy thuộc vào chất lượng đồng, những bộ lư thủ công này có giá từ 5-12 triệu đồng. Tại cơ sở Hai Thắng, hiện có hơn 10 thợ làm với mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng.

Đặc trưng của công việc đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người từ bỏ nghề. Vì cùng một khoảng thời gian đó, họ làm công việc khác dễ dàng hơn, thu nhập lại cao hơn.

Một thách thức không nhỏ khác với nghệ nhân làng nghề, là mấy năm gần đây, thị trường có sự góp mặt của lư đồng được sản xuất công nghiệp với hình dáng và họa tiết bắt mắt, giá cả ưu đãi hơn. Do đó, không khí nhộn nhịp, tất bật của làng nghề đã dần mất đi. Nhưng theo các nghệ nhân, để giữ lại cái nghề của cha ông truyền lại, họ vẫn bám trụ và tiếp tục truyền lửa lại cho các con cháu, góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn xưa.

NHƯ Ý

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 14 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 14 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 14 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 14 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 14 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 14 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 14 giờ trước
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.