Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
20:37, 03/04/2022 Vượt qua rất nhiều trở ngại như dịch bệnh, thời tiết, nhất là niềm tin ban đầu của bà con, hơn một năm qua chương trình “góp một cây để có rừng”, trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh đã gieo mầm xanh được gần 100 ha. Tôi đã có một chuyến vào rừng để trồng rừng đầy ý nghĩa, mà không thể không ghi lại sự chất phác, thẳng ngay của những người đang cố cứu rừng.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
09:52, 28/03/2022 “Trăn trở, dám đi đầu, chăm chỉ…”, là những điều mà Chủ tịch hội Nông dân xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) nhận xét về ông Hồ Văn Cường, người Bru -Vân Kiều, hội viên Hội nông dân xã trong quá trình vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính quê hương mình.
Đối với vùng đất Tây Nguyên, tháng 3 được xem là mùa đẹp nhất trong năm, tiết trời mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để người nuôi ong thả ong đi lấy mật.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
09:53, 21/03/2022 Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, có những đôi chân trần đã vượt gần nghìn cây số từ Cao Bằng đến định cư ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An). “Những đồi cây khát nắng” ở đây, đã không làm họ nao núng. Bàn tay tóe máu, gót chân nứt nẻ, để hôm nay họ đã lập nên bản nên làng với một cuộc sống no đủ…
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
19:16, 18/03/2022 Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Cổng trời”. Nơi ấy, có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những vườn đào, vườn mận đẹp như tranh. Nơi ấy, còn có những con người dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình mới, cách làm hay.
Phóng sự -
Lê Hường - Quốc Phong -
18:42, 11/03/2022 Hơn một thập niên chòng chành theo nước lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3, người dân làng chài đau đáu giấc mơ lên bờ. Ước mơ ấy không đơn thuần là mảnh đất cắm dùi, an cư lạc nghiệp, mà là cả khát vọng tương lai của những đứa trẻ phiêu dạt ở lòng hồ. Bởi vậy, họ vẫn miệt mài tìm đủ hướng để phát triển kinh tế, từng bước thực hiện ước mơ.
Phóng sự -
Quỳnh Trâm -
16:55, 08/03/2022 Giấc mơ điện sáng trên ba bản Son, Bá, Mười ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã thành hiện thực. Có điện lưới, người dân phấn khởi bởi từ nay được tiếp cận với cuộc sống hiện đại, không còn sống trong cảnh mịt mù, tăm tối nữa, thấy ánh sáng là thấy tương lai.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
15:24, 07/03/2022 Từ cuộc sống du canh du cư, đói nghèo dai dẳng, đồng bào Chứt ở bản Hà đã bứt phá, vươn lên bắt kịp với nhịp sống mới. Ở đây không còn nhà dột nát, đường sá đã được bê tông hóa, bản Hà đã đạt danh hiệu Bản văn hóa của huyện vùng biên…
Phóng sự -
Đào Quỳnh Anh -
17:25, 03/03/2022 Dưới những mái nhà “sính con trai”, là những bóng đen tâm lý của những đứa trẻ đang phải chịu nhiều tổn thương từ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chúng loay hoay tìm cách lớn lên và mang theo những vết thương khó lành, do chính những người thân gây ra.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
17:14, 03/03/2022 Gần khu vực Bệnh viện tỉnh Lào Cai có một xóm trọ, lâu nay người dân trong vùng vẫn quen gọi “xóm chạy thận”. Người thuê trọ ở đây đến từ các huyện trong tỉnh và chủ yếu là đồng bào DTTS. Vì bệnh tật mà họ chấp nhận cảnh xa nhà, xa gia đình. Để có tiền sinh hoạt hàng ngày, những bệnh nhân, ngoài thời gian vào viện điều trị, thì cũng phải bươn chải nhiều nghề, từ nhặt ve chai, bán mớ rau trồng được trong khu trọ... kiếm từng nghìn lẻ để rau cháo qua ngày.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
19:10, 27/02/2022 Nằm dưới chân núi Sơn Bạc Mây, huyện Phong Thổ, Lai Châu có một bản người Mông không uống rượu, không khói thuốc, đường làng sạch bong... Đó là bản Sin Suối Hồ. Đường vào bản mùa này thơ mộng với bạt ngàn sắc hoa địa lan, du khách có thể tham quan thác trái tim hay trải nghiệm săn mây trên đỉnh núi, ghé chợ phiên vào cuối tuần.
Phóng sự -
Đào Quỳnh Anh -
17:22, 21/02/2022 Đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lò nung những đêm không lửa, những gia đình làm nghề đậu bạc còn sót lại tại Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại. Niềm vui của họ giờ đây chỉ giản đơn là những chuyến hàng có thể thuận lợi đi đúng nơi về đúng giờ.
Phóng sự -
Thanh Hải -
17:28, 17/02/2022 Suốt cả dặm dài đất nước đã có bao chàng trai, cô gái người DTTS hòa cùng nhiệt huyết của những người trẻ trên đất nước Việt Nam, tự nguyện viết đơn để được đứng vào quân ngũ. Và tôi chợt nhận ra rằng, dẫu mỗi người một hoàn cảnh, một suy nghĩ, nhưng dường như tất cả lại có chung một khát khao được cống hiến sức trẻ, được sẻ chia trách nhiệm của một công dân trước vận nước.
Phóng sự -
Minh Ngọc -
18:58, 16/02/2022 20 năm sau ngày khánh thành thủy điện Yaly, hàng chục ngàn công nhân đã đi đến nhiều công trình khác, nhưng vẫn có hàng ngàn người ở lại xây dựng mảnh đất này thành một thị trấn trù phú.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
16:02, 16/02/2022 Thật hiếm có sự trở về nào lại luôn tươi mới và rực rỡ như những mùa hoa. Và mùa hoa tết đã trở thành một mùa đặc biệt. Bởi trong muôn sắc hương là sự ấm áp của tâm tình, sự thiết tha của bao nhiêu khát vọng, sự phấn chấn của những con tim và cả sự bồi hồi của bao xúc cảm… Bức tranh tươi mới của mùa xuân đã được “vẽ” từ muôn sắc hoa của chính những chủ vườn hoa.
Phóng sự -
Việt Thắng - Khánh An -
17:38, 14/02/2022 Về bản Boong, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), gặp bất kỳ ai cũng thuộc vanh vách bản hương ước của bản, dù nó đã qua 4 lần sửa đổi. 30 năm qua bản hương ước đặc biệt này ra đời, hơn 100 hộ dân bản Boong, nhất là lớp trẻ sống trong yên bình, không một ai vướng vào tệ nạn…
Phóng sự -
Minh Ngọc -
17:25, 14/02/2022 Thủy điện Yaly lớn thứ 4 cả nước và lớn nhất Tây Nguyên. Công trình kỳ vỹ ấy được xây dựng nhanh chóng trong vòng 3 năm, thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của tinh thần Việt Nam và công trình ấy đã góp phần làm thay đổi cả vùng đất Bắc Tây Nguyên.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
12:19, 08/02/2022 “Bố tôi nói, rừng trước đây là do trời trồng, nhưng con người đã khai thác hết rồi. Để con cháu sau này biết cây pơ mu của quê hương mình thì cha con ta phải cùng nhau trồng lại rừng thôi”. Ông Vừ Rả Tênh, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), mở đầu câu chuyện trồng rừng của 7 cha con ông như thế.
Phóng sự -
Tuấn Trình -
07:49, 08/02/2022 Nằm ẩn mình giữa núi rừng xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) làng đá Thạch Khuyên hiện lên với những nếp nhà trình tường bằng đất, lợp ngói âm dương cũ kỹ, lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Có lẽ hiếm thấy nơi nào lại có một ngôi làng có vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc yên bình đến thế.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
17:02, 07/02/2022 Những ngày cuối năm, vượt qua các cung đường với bạt ngàn hoa đào, hoa mận đang khoe sắc, chúng tôi lên thôn Láo Vàng, là thôn xa nhất của xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhưng được chính quyền địa phương đánh giá là thôn khá nhất, giàu nhất của xã.