Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thắt chặt tình thân, biên giới yên bình: Tiếng Việt ở xứ “Triệu Voi” (Bài 2)

Khánh Nguyên - 10:58, 16/10/2022

Trên vùng đất Nam Lào, những người tôi vừa mới quen giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Họ là những kiều bào sinh sống lâu năm ở vùng đất Triệu Voi, với đủ ngành nghề từ công nhân, thương lái, doanh nhân, cho đến giáo viên đang làm nhiệm vụ giảng dạy cho con em người Việt xa quê…

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông nhân chuyến công tác tại các tỉnh Nam Lào
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông nhân chuyến công tác tại các tỉnh Nam Lào

Nghe tiếng… người mình

Chúng tôi đặt chân đến huyện Lạ Màm (tỉnh Sê Kông, Lào) lúc ráng chiều đã nhuốm màu đỏ rực. Phía trong khuôn viên Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sê Kông, hàng chục kiều bào và đại diện lãnh đạo của trường đã chờ sẵn. Sau nhiều năm sinh sống ở vùng đất mới, ngôi trường trở thành “điểm đến” quen thuộc, nơi duy nhất kiều bào có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ trong những lần đưa đón con và gặp gỡ đồng hương.

Chuyến đi công tác ngắn ngày nên cuộc gặp gỡ cũng không thể lâu hơn. Nhưng, điều tạo nên cảm xúc với chúng tôi, chính là giây phút chứng kiến cuộc nói chuyện giữa con dân Việt Nam xa quê với đồng hương vừa mới đặt chân đến đất Lào. Trong phút giây hội ngộ ấy, tiếng Việt lại vang lên đầy niềm kiêu hãnh. Kể từ sau dịch bệnh Covid-19, họ nói đây là lần thứ 2 được đón đoàn công tác từ quê nhà đến thăm, động viên làm ăn, sinh sống.

Bà Trần Thị Phượng chia sẻ câu chuyện con trẻ học tiếng Việt tại Lào
Bà Trần Thị Phượng chia sẻ câu chuyện con trẻ học tiếng Việt tại Lào

Hơn chục năm sinh sống ở trung tâm huyện Lạ Màm, bà Trần Thị Phượng, một tiểu thương ở chợ Sê Kông không giấu được niềm vui khi được gặp gỡ đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam trong lần hội ngộ mới đây ở đất Nam Lào. Trong câu chuyện của mình, bà Phượng nói, kể từ sau đại dịch Covid-19 xuất hiện, cuộc sống của những người làm nghề buôn bán, kinh doanh trở nên khó khăn vô cùng. Có lúc, bà tưởng chừng không thể bám trụ ở vùng “đất hứa” này thêm một ngày nào nữa. Nhưng, thật may, chính sự quan tâm, chia sẻ, động viên của những người đồng hương xa quê đã giúp bà và nhiều thương lái khác ở chợ vượt qua khó khăn, tiếp tục hiện thực lời hứa của lòng mình trên đất Nam Lào.

Để các tiểu thương yên tâm sinh sống, làm việc, bà Phượng nói rất cần sự quan tâm, góp thêm tiếng nói từ Hội người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông, cũng như chính quyền các địa phương của Việt Nam giáp biên giới với các tỉnh Nam Lào, nhất là trong đầu tư giáo dục, hệ thống trường lớp và môi trường giảng dạy tiếng Việt cho trẻ. Bởi hiện nay, số lượng giáo viên giảng dạy tiếng Việt quá ít so với nhu cầu, khiến trẻ tiếp thu chậm, đặc biệt là học sinh địa phương người Lào.

Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam gặp gỡ với kiều bào sinh sống tại Sê Kông
Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam gặp gỡ với kiều bào sinh sống tại Sê Kông

Những chia sẻ của bà Phượng và nhiều tiểu thương khác sinh sống ở tỉnh Sê Kông không gì khác ngoài tập trung đầu tư hạ tầng giáo dục và môi trường đào tạo trẻ về văn hóa, tiếng nói, chữ viết của người Việt giúp trẻ có cơ hội tiếp nhận đầy đủ khả năng giao tiếp, phát triển nhân cách, trí tuệ ở vùng đất mà các em được sinh ra, vốn còn nhiều khó khăn như tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. “Chúng tôi luôn mong muốn con em mình có điều kiện học tập tốt nhất, để không phải thiệt thòi so với lứa bạn ở quê. Hơn nữa, trong tâm nguyện của mỗi người, dù ở xa quê, nhưng vẫn muốn con được truyền dạy đủ đầy về văn hóa, giáo dục… để sau này khi lớn lên, chúng có thể tự hào mình là con cháu Việt Nam”, bà Phượng chia sẻ.

Tiếng Việt cần được lan tỏa

Theo ông Trần Đình Hải - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông, mặc dù trong điều kiện khó khăn chung sau đại dịch Covid-19, nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền tỉnh Sê Kông, cũng như các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam, đời sống của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông đã từng bước ổn định trở lại. Đặc biệt, từ sự hỗ trợ của Việt Nam, thời gian qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sê Kông dần được đầu tư khang trang hơn, tạo điều kiện giúp học sinh có cơ hội tiếp cận công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. “Hội người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông mong muốn các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn lực giúp việc đầu tư giảng dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người Việt Nam nói riêng và địa phương Lào nói chung, góp phần lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Nam Lào”, ông Hải nói.

Một góc Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam tại Sê Kông -
Một góc Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam tại Sê Kông -

Là người duy nhất làm nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt cho học sinh tại Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sê Kông, thầy giáo Trần Thiên Bảo nói, khó khăn nhất hiện nay, ngoài hệ thống giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu, còn là việc thiếu giáo viên trực tiếp truyền đạt tiếng Việt cho học sinh các cấp. Bởi số lượng học sinh tại trường rất đông - 658 em/19 lớp, một mình anh dù phải “chạy” vất vả nhưng cũng không thể đảm nhiệm hết công việc chuyên môn. “Hơn nữa, thời gian giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy tại một điểm trường khá ngắn, khoảng 1 năm biệt phái, sau đó phải về nước. Do vậy, sự truyền đạt của giáo viên chưa đủ độ sâu so với chất lượng nội dung yêu cầu, khiến việc tiếp nhận của học sinh trở nên khá chậm”, anh Bảo tâm sự.

Đi qua các tỉnh Nam Lào, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp các biển hiệu được ghi bằng tiếng Việt. Chợt thấy lòng thật ấm áp, như lạc chân ở một huyện miền núi quê nhà. Nhớ các đêm trước, trong dịp dự bữa cơm thân mật của đoàn công tác với chính quyền địa phương của Lào, giữa câu chuyện vui, bất chợt lại nghe giọng Việt Nam vang từ lời bài hát do chính các ca sĩ Lào thể hiện. Ai cũng chăm chú ngồi nghe, như để cảm thức niềm tự hào quê hương ngay trên đất bạn. Một người quen của tôi nói, gần như rất nhiều cán bộ của Lào, từ huyện cho đến tỉnh, thậm chí là trung ương đều nói và hiểu được tiếng Việt một cách khá lưu loát.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.