Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đời quế, đời người

Thuỳ Anh - 16:02, 22/09/2022

Từ bao đời nay, người Dao ở xã Tầm Xuân, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn luôn trân trọng cây quế. Đầu năm nào, người Dao cũng cúng thần rừng và thần quế, mong cho có sức khoẻ, mùa màng bội thu và đặc biệt mong cho những em bé mới ra đời có được sức sống mãnh liệt như cây quế rừng, trở thành người có ích cho xã hội. Từ lâu, cây quế đã trở thành một thành tố trong đời sống văn hoá và trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế giúp bà con làm giàu.

Vỏ quế khô cả miếng được dùng làm hương đốt trong lễ cấp sắc của người Dao xã Xuân Tầm
Vỏ quế khô cả miếng được dùng làm hương đốt trong lễ cấp sắc của người Dao xã Xuân Tầm

“Hương vị” không thể thiếu trong đời sống

Vượt qua hơn 80km từ thành phố Yên Bái, chúng tôi đến với xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đây là vùng trồng quế khá nổi tiếng với những câu chuyện “cổ tích” của người Dao đỏ. Cụ Bàn Văn Phây ở thôn Khe Đóm, năm nay đã gần bước sang cái tuổi “bách niên” nhưng cụ được con cháu coi như “thanh niên” bởi phong thái nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn và da dẻ vẫn hồng hào; hằng ngày cụ vẫn cùng con cháu lên rừng chăm sóc và trò chuyện về những cây quế cổ. Cụ Phây niềm nở kể cho chúng tôi nghe vì sao cây quế rừng lại về với bản.

Cụ Phây nói, “hồi còn nhỏ tôi được nghe các cụ kể lại rằng, từ xa xưa lắm rồi, dân mình vào rừng lấy củi và hái lượm, thấy cây này lá có mùi thơm, bóc vỏ ăn thử có vị cay cay, chà vào những chỗ bị côn trùng cắn, mẩn ngứa, thấy đỡ hẳn, nên bà con mình mang hạt về trồng xen canh cùng cây hoa màu, lấy lá và vỏ đun nước tắm giải cảm, giã ra thuốc bôi ngoài da, phơi khô làm gia vị trong nấu ăn và đặc biệt dùng vỏ quế phơi khô cả miếng làm hương đốt trong các lễ cúng.Trồng quế từ xa xưa là nghề cha truyền con nối bao đời nay rồi, tôi được thừa kế nghề trồng quế từ ông bà, bố mẹ, 9 người con của tôi lớn lên cũng làm kinh tế từ cây quế”.

Hương dùng trong các lễ cúng của người Dao là những mảnh quế khô
Hương dùng trong các lễ cúng của người Dao là những mảnh quế khô

Trong đời sống văn hoá, cây quế gắn liền với các lễ cúng quan trọng của dân bản, đặc biệt khi gia đình có thêm thành viên mới hay khởi đầu cho một năm mới, người Dao nơi này lại trồng thêm cây quế, đốt hương quế, cúng thần quế… Những phong tục này được các nghệ nhân dân gian người Dao dạy lại cho các thế hệ trong các làn điệu hát giao duyên, các lớp học về chữ viết và phong tục người Dao.

Nghệ nhân người Dao 12 đèn (đã trải qua lễ cấp sắc 12 đèn), Bàn Phong Hoà, ở thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm kể, “lễ cấp sắc thường được làm sâu trong rừng quế, lập đàn cúng thần rừng, thần quế để xin bảo vệ cho người được cấp sắc. Cứ 3 năm một lần, khoảng trung tuần tháng Giêng, cứ một gia đình phải có 1 người chuẩn bị đồ tế lễ đi cùng với già làng, trưởng bản vào sâu trong rừng 1 ngày để làm lễ khai san cúng thần rừng, thần quế, xin cho một năm mới mùa màng bội thu, con người khoẻ mạnh, cây quế phát triển tốt mang lại kinh tế cao”.

Trồng cây là cách gieo xuống đất một mầm non xanh tươi, rày công chăm bón để cây sẽ bám sâu vào lòng đất, chắt chiu tinh tuý đại ngàn rồi vươn mình lớn dậy, mang lại cho đời muôn vàn những tươi xanh.

Nhân dân xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cùng trồng cây quế vào dịp đầu Xuân
Nhân dân xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cùng trồng cây quế vào dịp đầu Xuân

“Nhiều gia đình còn giữ phong tục, cứ mỗi một em bé được sinh ra thì gia đình họ sẽ trồng quế xuống để mong cho em bé hay ăn chóng lớn, khoẻ mạnh như cây quế rừng, lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Cây quế chỉ cho hạt vào mùa Đông, do đó lễ cúng khai quang vào hạ tuần tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) của các dòng tộc là không thể bỏ qua, lễ cúng này người dân tạ ơn trời đất, tạ ơn thần quế đã cho dân bản trong năm vừa qua luôn khoẻ mạnh, mùa màng bội thu. Rồi ra xuân họ cùng nhau trồng quế trong tết trồng cây, mong cho năm mới vạn sự như ý”, nghệ nhân Bàn Phong Hoà nói thêm.

Làm giàu cho vùng đất khó

Về Xuân Tầm hôm nay không còn những con đường đất và nhà tranh vách nứa siêu vẹo nữa, thay vào đó là những con đường giao thông liên thôn được bê tông hoá cùng những căn nhà kiên cố. Xã Xuân Tầm có đến 95% dân số là người Dao, hàng trăm năm nay, cứ đời nối tiếp đời, các thế hệ người con Xuân Tầm làm kinh tế từ hạt giống quế rừng. Cây quế trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế cho một vùng đất khó.

Theo số liệu thống kê của xã Xuân Tầm, trên địa bàn xã đến nay còn khoảng hơn 70 cây quế cổ thụ trên 100 năm tuổi sống rải rác, đường kính 50-60cm. Xã Xuân Tầm bảo tồn giống quế này bằng cách chỉ cho người dân thu hạt quế về nhân giống, không khai thác. Trung bình mỗi cây cho khoảng 5-7 kg hạt mỗi năm, do đó người dân luôn được đảm bảo một nguồn gen quý hiếm.

Hộ gia đình bà Hà Thị Bình, thôn Trung Tâm có doanh thu từ cây quế mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Bà Bình chia sẻ như gieo vui, “gia đình tôi đã trồng quế từ năm 1988, mỗi năm chúng tôi xuất bán khoảng 3.000 kg vỏ quế khô, khi kinh tế ổn định, tôi cũng hỗ trợ vốn cho nhiều hộ dân, đồng thời hỗ trợ kinh nghiệm trồng và thu hoạch quế. Giúp đỡ bà con cùng làm kinh tế, làm giàu cho quê hương mình tôi rất vui”.

Cây quế cổ thụ hàng trăm tuổi có đường kính 2 người ôm không hết
Cây quế cổ thụ hàng trăm tuổi có đường kính 2 người ôm không hết

Tiếng tăm của giống quế đặc biệt này vươn xa và thu hút nhiều doanh nghiệp thu mua ổn định cho bà con hằng năm, sản xuất nhiều sản phẩm phong phú từ vỏ quế. Người dân Xuân Tầm cho biết, “Công ty hương gia vị Sơn Hà (tỉnh Bắc Ninh) đã thu gom từ năm 2009 đến nay, sản phẩm tinh dầu quế của Hợp tác xã Bách Lâm có cơ sở trên địa bàn xã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021. Nhiều xã lân cận đến thu mua vỏ quế về làm điếu quế hay đồ lưu niệm.”

Ông Triệu Tòn Vặng, Phó chủ tịch xã Xuân Tầm chia sẻ, “Quế của Xuân Tâm được ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đánh giá là sản phẩm “ưu tú”, có tuổi cao và chất lượng tốt. Do đó ngoài việc hỗ trợ duy trì đầu ra ổn định cho bà con, xã còn kết hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, mở những lớp đào tạo nghề quế ngắn hạn tại xã. Những lớp này tập trung hướng dẫn bà con phương pháp trồng quế hữu cơ, nghề chăm sóc phát triển từ vỏ quế”.

Xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nay đã nhiều ngôi biệt thự khang trang mọc lên nhờ phát triển cây quế
Xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nay đã có nhiều ngôi biệt thự khang trang mọc lên nhờ phát triển cây quế

Anh Bàn Tiến Đức, thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm xuất thân từ gia đình khó khăn và đông con, học xong lớp 12 anh Đức lập gia đình riêng. Đôi vợ chồng trẻ “chung lưng đấu cật”, sau 20 năm khai hoang, đến nay gia đình anh cũng đã có khoảng 8 héc ta đất rừng trồng quế, năm 2021 anh đã phá bỏ nhà gỗ và xây dựng một ngôi nhà cấp 4 rộng 150 mét vuông, kiên cố và khang trang hơn. Thu nhập của gia đình anh Đức mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.

Anh Đức nói “được những người già nhiều kinh nghiệm và chính quyền xã hỗ trợ kỹ thuật trồng quế, gia đình phát triển cây quế là nguồn kinh tế chính. Điều kiện kinh tế giờ ổn định hơn, tôi yên tâm cho các con đi học đại học, mong cho các con sau này trưởng thành về phục vụ quê hương, giúp bà con mình giàu mạnh hơn. Cây quế đã trở thành cây của “sự sống” giúp cho bao nhiêu thế hệ người Dao chúng tôi có một cuộc sống ấm no hơn, nhà cửa kiên cố khang trang hơn, tôi thật sự biết ơn cây quế”.

Xã Xuân Tầm có khoảng 700 hộ dân làm kinh tế bằng nghề trồng quế, với 3.500 héc ta trồng quế, diện tích bảo phủ tới gần ½ diện tích xã. Tháng 7/2021 xã đã thoát nghèo, vươn lên trở thành xã vùng 2 của huyện. Nhờ phát triển kinh tế bằng cây quế chủ lực, toàn xã chỉ còn khoảng 18,9% là hộ nghèo và cận nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.