Làm sao để di dời các hộ dân sinh sống trong rừng đặc dụng, ngăn chặn người dân cơi nới, mở rộng diện tích xâm lấn đất rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng bất hợp pháp là bài toán đang được các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực tìm lời giải. Hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
Nằm sâu trong dãy Trường Sơn, nóc Lâng Loan (còn gọi là nóc Măng KLâng cũ, ở thôn 3 xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) là nơi sinh sống của 70 hộ dân, với 302 nhân khẩu người Xê Đăng. Từ Đà Nẵng đến đây chỉ 180km nhưng mất 8 giờ di chuyển.
Phóng sự -
Việt Thắng - Y Nguyên -
16:30, 08/09/2021 “Biệt đội” giải cứu thú rừng ở Pù Mát (Nghệ An) có một người rất đặc biệt, cậu ấy từng là “lâm tặc”, từng là “người rừng”. Đó là Nguyễn Văn Huy. Với Huy, gia nhập “biệt đội” này là để trả nợ cho rừng.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Lê Ngọc -
15:26, 08/09/2021 Bốn xã vùng cao, biên giới của Tây Giang (Quảng Nam) giáp với nước bạn Lào trước kia thường được gọi là Khu 7. Trong tâm trí nhiều người đó là vùng biên viễn, nghèo khó. Nhưng giờ đây trên vòng cung biên thùy ấy, đồng bào Cơ Tu trong 4 xã gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
19:48, 07/09/2021 Một thời, trên hành trình xuôi ngược những chuyến tàu chợ Vinh - Đồng Hới; Thừa Thiên Huế - Đồng Hới… không ai là không biết món “cơm thúng”. Ngày nay, trong vòng quay hối hả của thời đại 4.0, món cơm thúng vẫn tiếp tục được nhiều người lựa chọn vì tiện, nhanh mà ngon miệng. Nhu cầu người dùng tăng cao, nghề “cơm thúng” cũng theo đó mà thịnh hành, người làng Lạc Sơn, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vẫn rong ruổi khắp nơi với nghề “đội thúng” bán cơm.
Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người thu nhập thấp, hộ có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên. Trong nhiều năm qua, những chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch… lồng ghép các chính sách giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, rất nhiều gia đình nghèo khó đã có động lực để vươn lên thoát nghèo, an cư lạc nghiệp.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
19:39, 06/09/2021 Làng cổ Tiên Điền thuộc thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương đại Thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, nay đã khoác lên mình chiếc áo Nông thôn mới (NTM) khang trang hơn. Tuy nhiên, vùng đất địa linh nhân kiệt này vẫn giữ được nét trầm mặc, yên bình vốn có..
Phóng sự -
Nguyễn Thị Hà -
17:30, 01/09/2021 Từ ngày cô bạn thân theo chồng vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, tôi chưa có dịp vào Bắc Thắng - bản người Thái nằm nghiêng nghiêng bên lèn Đá Bạc, cách trung tâm xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) gần 10 cây số. Một ngày tháng Tám, theo xe anh bạn vào bản làm công tác phổ cập đầu năm học, tôi về thăm lại bản làng xưa với nhiều cảm xúc đan xen khó tả...
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
16:05, 31/08/2021 … “Có ai về Cảnh Dương, quê tôi đứng nơi đầu sóng gió/Truyền thống đánh giặc giữ làng, mãi mãi còn đây...”. Câu ca ấy của cố nhạc sĩ Hoàng Vân trong nhạc phẩm nổi tiếng “Quảng Bình quê ta ơi” cứ thôi thúc tôi tìm về làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đó không chỉ có con đường bích họa mô phỏng gần 400 năm lịch sử dựng làng, những bức tường san hô cổ kính, một làng chài bình dị… mà còn là câu chuyện liêu trai về tục thờ cúng cá voi.
Khái niệm “bình thường mới” đã được đề cập từ lâu, đã dần quen thuộc trong phút nhạc chờ điện thoại, qua những cuộc trò chuyện không đầu không cuối và cả trong tính toán của cơ quan chức năng. Nhưng với đại dịch thế kỷ này, e là còn lâu lâu nữa, cái sự “bình thường mới” mới đi vào cuộc sống bình thường.
Một thời, đèo Ngang ngập chìm trong khói lửa binh đao khi Trịnh, Nguyễn phân tranh cát cứ. Một thời, đèo Ngang in đậm dấu chân những tiền nhân và cả những tao nhân mặc khách xuôi Nam, ngược Bắc trên con đường thiên lý… Đèo Ngang giờ không còn “đang nghèo” như cách nói lái vui của nhiều người. Vùng đất ấy nay đã chuyển mình, thành vùng kinh tế năng động, thành khu di tích danh thắng hút khách.
Sớm mai thức giấc, thấy mình và gia đình vẫn khỏe mạnh bình yên. Nhấc điện thoại lên, nhắn tin, gọi điện cho những người thân quen, thở phào vì không ai “dương tính”. Đó là hạnh phúc, là điều quý giá nhất mà người dân TP. Hồ Chí Minh đang mong muốn vào lúc này, khi sống giữa tâm dịch. Nhưng không phải ai cũng có được điều giản đơn ấy… Đã đến lúc bạn nên nói “cảm ơn cuộc đời”.
Con đường bê tông phẳng nhẵn về Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) trên nương, dưới ruộng lúa mùa phủ màu xanh miên man; xe máy, ô tô ầm ì nối nhau về bản… Tất cả, đã xóa tan ký ức của Bản Mù một thời ruộng hoang bỏ ngỏ, đói nghèo và nặng nề hủ tục. Bản Mù nay sáng điện quốc gia, những con đường “ý Đảng lòng dân” vươn xa tận bản làng...
“Phải chủ động tìm kiếm cơ hội thoát nghèo, làm giàu chính đáng, để không hổ danh là đảng viên sống ở nơi Bác Hồ đã từng đặt chân đến chứ...”. Lời của Bí thư Chi bộ Triệu Văn Đại, thôn Bản Khẻ, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) như thay lời của những đảng viên nơi này. Vững tin theo Đảng, theo Bác Hồ, tự tin làm giàu nơi đất quê, là cách những đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỏa sáng, để bà con noi theo.
Suốt quãng đường hơn 200 cây số từ TP. Điện Biên Phủ vào huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, dù tôi háo hức và dõi mắt kiếm tìm hai bên đường nhưng tịnh không thấy bóng dáng của những ngôi nhà tường vàng mái đỏ. Chỉ khi cất công vào sâu trong xã, len xuống tận bản xa xôi, phía sau những ngọn núi điệp trùng, trong mây mù và nắng gió vùng biên, những ngôi nhà ấy mới hiện ra san sát...
Khe Sán là thôn khó khăn nhất của xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), chủ yếu là người Mông và người Dao sinh sống. Cả thôn có 72 hộ dân, thì có tới 15 hộ nghèo bởi nơi đây vẫn đang còn nhiều cái không: không điện, không đường, không sóng điện thoại, trạm y tế, trường học xa nơi ở...
Vượt qua con đường toàn đá dốc, không biết bao chặng phải cuốc bộ để đến với Làng Ca, nên dù biết có thể không gặp được ai song tôi vẫn quyết định đi đến nơi người dân đang làm việc. Vô tình chuyến đi có chủ đích trở thành chuyến đi "tìm người”...
Phóng sự -
Việt Thắng – Y Nguyên -
17:22, 13/08/2021 Sau “vang bóng một thời”, các xí nghiệp chè ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) giải tán, hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh “bị bỏ rơi”. Rất nhiều cái không ở những ngôi làng này, nhưng tủi thân hơn cả là họ không được sinh hoạt trong một tổ chức, đoàn thể nào.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
17:08, 13/08/2021 Chốt kiểm dịch liên ngành tại km 237 cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một trong những chốt quan trọng thực hiện việc kiểm soát phương tiện, con người ra vào địa bàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt là những người về từ vùng có dịch và xử lý y tế bước đầu. Những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại đây đã ngày đêm căng mình làm nhiệm vụ.
Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó, nhưng rất đỗi ân tình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay lập tức, không ai bảo ai, đồng bào đã lên rừng, lên rẫy lấy từng búp măng, buồng chuối, đào từng củ sắn, củ môn… gửi tặng đồng bào miền Nam và những người thực hiện cách ly xã hội, đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.