Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những người "đi trước" ở Trung Sơn

Giang Lam - 12:06, 24/07/2022

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, nhiều cán bộ, đảng viên ở xã Trung Sơn (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã trở thành những tấm gương sáng cho người dân noi theo. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Giáng Thèn Văn Hiển cùng cán bộ lâm nghiệp xã và người dân kiểm tra diện tích đất rừng cập nhật trên phần mềm điện thoại.
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Giáng, Thèn Văn Hiển (thứ 2 từ phải qua) cùng cán bộ lâm nghiệp xã và người dân kiểm tra diện tích đất rừng cập nhật trên phần mềm điện thoại.

Nêu gương tốt...

Thôn Bản Giáng, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có 40 hộ dân chủ yếu đồng bào Nùng, Tày. Đây là thôn nhiều rừng ở Trung Sơn với gần 200 ha. Đến tận nơi mới thấy ở đây không một tấc đất trống, nối tiếp rừng phòng hộ là rừng keo, rừng lát xuống đến tận các khe suối. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thèn Văn Hiển chia sẻ, có những thời điểm người dân chặt cây rừng lấy gỗ, rừng bị tàn phá, đất đai cũng bởi thế mà bị xói mòn, bạc màu. Lúc đó, anh và cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm tích cực tuyên truyền, vận động người dân phải giữ rừng. Trong các cuộc họp thôn, anh cố gắng tuyên truyền để bà con hiểu, nếu phá rừng thì sẽ mất rừng, mất nguồn lợi từ rừng. Đặc biệt đồi núi trọc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống khi mưa lũ đến.

Anh Hiển kiên trì đến từng nhà vận động người dân ký cam cam kết liên kết bảo vệ rừng. Anh Thèn Văn Lương, người dân thôn Bản Giáng bảo, theo cam kết, các hộ dân cùng giám sát lẫn nhau trong giữ rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Ngay cả việc lấy măng nứa trong rừng cũng có quy định cụ thể. Từ tháng 6 đến tháng 8 người dân sẽ được lấy măng, nhưng từ tháng 9 trở đi sẽ không được vào rừng lấy măng nứa nữa để măng phát triển thành cây.

Bên cạnh giữ rừng thì thôn còn đẩy mạnh phát triển kinh tế từ trồng rừng sản suất. “Miệng nói tay làm”, để nêu gương cho bà con, năm 2015 anh Hiển nhận 5 ha đất đồi về trồng. Cách thức “lấy ngắn nuôi dài”, trồng xen canh cây ngô, sắn trong quá trình đợi cây keo, cây mỡ khép tán. Anh vay vốn mở rộng chăn nuôi thêm lợn, gà. Lợi nhuận anh thu được từ mô hình kinh tế tổng hợp đạt trên 100 triệu đồng/năm. Thấy được lợi ích kinh tế lâu dài, bà con trong thôn chủ động trồng rừng. Toàn thôn hiện có 40 hộ, trồng được gần 100 ha. Anh Hiển khoe, ở đây nhà nào cũng có rừng, hộ ít thì từ 2 đến 3 ha, hộ nhiều gần chục ha. Nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng từ rừng như gia đình anh Thèn Văn Lương, Triệu Văn Mạnh, Thèn Văn Mây…

Chị Ma Thị Nhường, dân tộc Tày là nữ Bí thư Chi bộ năng động ở thôn Làng Chạp (xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Chị hiện là Giám đốc Hợp tác xã Nông sản sạch Trường Giang. Hợp tác xã có 40 thành viên chuyên trồng, cung cấp các loại nông sản như dưa chuột, bí đỏ, đậu tương, rau bò khai, dớn, rau ngót rừng…Nông sản được trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ. Chị chia sẻ: “Chi bộ luôn xác định rõ, muốn lãnh đạo tốt công tác giảm nghèo, giúp bà con phát triển kinh tế thì trước hết bản thân các gia đình đảng viên phải đi trước. Bản thân tôi luôn trăn trở tìm hướng đi mới. Trong đó thành lập Hợp tác xã Nông sản sạch Trường Giang là hướng đi đúng”.

Được biết, hiện nay, các sản phẩm của hợp tác xã đã ra thị trường và được các siêu thị trong và ngoài tỉnh lựa chọn. Hợp tác xã hiện có 40 thành viên, thực hiện liên kết với 2 hợp tác xã khác để bao tiêu sản phẩm. Anh Đặng Hữu Minh, thành viên hợp tác xã chia sẻ, hiện nay gia đình anh trồng các loại rau rừng với trên 1 ha. Ngoài ra, theo hướng dẫn của chị Nhường, gia đình anh đã chuyển một số diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của người đứng đầu, Bí thư Chi bộ thôn Làng Chạp Ma Thị Nhường còn mở cơ sở sản xuất và kinh doanh cây lâm nghiệp. Thời gian qua, cơ sở của chị cung ứng cho thị trường gần 100 nghìn cây giống lâm nghiệp; tạo việc làm cho 4 - 5 lao động thời vụ, mức thu nhập trung bình từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Với phương châm “Làm được, nói được thì người dân mới tin theo”, mỗi cán bộ, đảng viên luôn xác định trở thành một cán bộ làm công tác dân vận ở thôn bản. Nhiều tấm gương đảng viên, cán bộ tiên phong gương mẫu trong các phong trào, tạo sức “lan tỏa” mạnh mẽ. Điển hình như trong phong trào hiến đất làm đường có đảng viên Dương Văn Páo, Chi bộ thôn Lâm Sơn hiến hơn 1.000 m2; đảng viên Lương Xuân Dán, Chi bộ thôn Bản Giáng tích cực giữ gìn truyền dạy và giữ gìn bản sắc văn hóa... Nhiều mô hình kinh tế của các đảng viên trở thành điểm đến tham quan học tập của bà con trong xã. Điển hình như mô hình trang trại chăn nuôi của đảng viên Ma Văn Cường, Chi bộ thôn Đức Uy; mô hình vườn rừng của đảng viên Thạch Văn Túc, Chi bộ thôn Đồng Cướm…

“Nói phải củ cải cũng nghe”

Người xưa thường nói “thấy ăn thì đến, thấy đánh thì đi”, thế nhưng các thành viên ở các tổ hòa giải ở Trung Sơn luôn phát huy vai trò, thực hiện hiệu quả công tác dân vận để gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Các thành viên Tổ hòa giải thôn Đồng Cướm, xã Trung Sơn (Yên Sơn) tuyên truyền pháp luật cho bà con
Các thành viên Tổ hòa giải thôn Đồng Cướm, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền pháp luật cho bà con

Anh Bàn Văn Phong, Trưởng thôn Nà Ho là một trong những hòa giải viên giỏi, tích cực của thôn. Anh chia sẻ, làm công tác hòa giải phải tế nhị, hài hòa, sẽ xoa dịu không khí căng thẳng, tránh để bé xé thành to. Thôn có 124 hộ dân người Tày, Dao, Nùng, Mông… Nhiều năm về trước vấn đề tranh chấp đất đai giữa các gia đình, dòng họ là chuyện nổi cộm nhất. Có 2 gia đình nhiều năm liền tranh chấp đất đai, thường xuyên cãi cọ, gây gổ làm mất an ninh trật tự địa phương. Anh Phong cùng tổ hòa giải đến nhà tuyên truyền giải thích về Luật Đất đai. Anh kiên trì sẻ chia, tâm sự, lắng nghe, sẵn sàng là nơi để 2 bên trút bỏ những bức xúc. Gia đình họ Bàn nhất quyết “đất này là của tổ tiên nhà họ Bàn”. Còn gia đình nhà họ Hà thì: “Vợ chồng tao mà không giữ được đất thì có lỗi với tổ tiên lắm”.

Thế nhưng bằng sự kiên trì và trách nhiệm, anh Phong đã gặp gỡ riêng từng người để sẻ chia, tâm sự cho hai bên trút bỏ hết nỗi niềm và tìm được điểm chung, mở ra được hướng giải quyết đồng thuận.

Chị Ma Thị Huê, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Làng Chạp luôn tâm niệm, để hòa giải thành công, người cán bộ phải nỗ lực mỗi ngày rèn luyện kỹ năng "dân vận khéo", sao cho cả lời nói và hành động phải có uy tín thì người dân mới tin và nghe theo. Bản thân chị Huê tham gia công tác hòa giải nhiều vụ việc lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn. Trung bình mỗi năm chị Huê tham gia hòa giải thành 2 - 3 vụ, việc phát sinh của thôn. Chị Huê cho biết, có những vụ, việc rất nhỏ nếu không kịp thời hòa giải thì hậu quả rất lớn, đơn cử như việc mâu thuẫn trong gia đình, hay tranh chấp đất đai chỉ vì cái hàng rào đặt không đúng vị trí...

Ở thôn Đồng Cướm, dưới cương vị là Người uy tín của thôn, thành viên Tổ hòa giải ở thôn, việc nắm bắt tình hình trong thôn lại như một thói quen của ông Thạch Văn Túc. Nếu là chuyện vui, thì ông đến chia vui; nếu là chuyện buồn thì ông san sẻ. Lắm khi không phải vụ việc gì, mà đơn giản ông trở thành chỗ dựa tinh thần, nơi tin tưởng cho bà con giãi bày. Ông Túc bảo, người xưa có câu “Nói phải củ cải cũng nghe”, mình cứ làm việc đúng, nói lời hay và phải chân thành thực sự thì bà con tin theo thôi.

Ông Nhữ Ánh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn chia sẻ, xã hiện có 7 tổ hòa giải. Mỗi tổ có 6 thành viên. Trong những năm qua các thành viên tổ hòa giải đã phát huy được vai trò làm tốt công tác hòa giải. Trung bình mỗi năm các tổ hòa giải của xã hòa giải thành đạt tỷ lệ trên 90% số vụ về đất đai, hôn nhân gia đình và các tranh chấp nhỏ khác.

“Dân vận phải nói thật, làm thật”, đó là điều mà cán bộ, đảng viên ở Trung Sơn luôn tâm niệm. Với sự khéo léo của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, công tác dân vận ở Trung Sơn đã bồi đắp niềm tin yêu của Nhân dân với Đảng.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Có thể là hơi quá khi đặt ra vấn đề: “mò mẫm” tìm lời giải cho bài toán tảo hôn nơi miền biên viễn xứ Nghệ. Song từ thực tế đã cho thấy, mục tiêu đẩy lùi hủ tục trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó là phòng chống tảo hôn đã được đặt ra và triển khai từ lâu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng rất nhiều giải pháp… nhưng, đối với huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang không mấy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 chỉ đạt 66% so năm 2019 - thời điểm chưa chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine… Trước tình hình ấy, việc “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển du lịch” đang là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm đưa du lịch “trở lại đường ray” là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Một loạt các vấn đề cũng đã được Chính phủ gợi mở để các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, thay đổi cách làm du lịch… Trong bối cảnh chung đó, “cơ hội vàng” cho phát triển du lịch vùng DTTS và miền núi là rất rõ ràng.
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Tuấn Trình - 23:17, 30/03/2023
Chiều 30/3, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quảng Minh Cường làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Bắc Giang. Phó Bí thư Thường trực trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự chương trình có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tống Ngọc Bắc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng và đại diện một số sở, ngành liên quan.
Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Trang địa phương - Hoàng Thùy - Minh Quỳnh - 21:39, 30/03/2023
Trong 2 ngày 29 và 30/3, Đảng ủy Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2023 với sự tham gia của 61 thí sinh đến từ các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Tin tức - Trọng Bảo - 21:20, 30/03/2023
Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Văn bản chính sách mới - PV - 21:20, 30/03/2023
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng ban hành.
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Sắc màu 54 - PV - 20:57, 30/03/2023
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), ngày 30/3, tại Tp. Huế, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật cắm hoa, qua đó giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của hai nước.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tin trong ngày - 30/3/2023

Tin trong ngày - 30/3/2023

Media - BDT - 20:35, 30/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội; Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho đại biểu người DTTS, tôn giáo; Lai Châu bắt giữ nhiều cán bộ về hành vi “đưa hối lộ” và "nhận hối lộ"; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Tin tức - PV - 20:15, 30/03/2023
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Zambry Abdul Kadir đã ra Tuyên bố Báo chí chung.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Media - Trọng Bảo - 18:23, 30/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Sức khỏe - Ngân Nhi - 18:17, 30/03/2023
Các tỉnh miền Bắc hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm A. Theo các chuyên gia, đây là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông Xuân.
Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Media - Trọng Bảo - 18:16, 30/03/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.