Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già làng Hồ Văn Cơn - Tuổi cao, gương càng sáng

Khánh Ngân - 17:05, 29/06/2022

Ở xã A Dơin huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), già làng Hồ Văn Cơn ở thôn Prin Thành được biết đến là người gương mẫu, dân vận Khéo. Ngoài ra, ông còn là tấm gương làm kinh tế giỏi, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng già làng Hồ Văn Cơn vẫn luôn hăng say lao động phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương sáng để đồng bào noi theo
Dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng già làng Hồ Văn Cơn vẫn luôn hăng say lao động phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương sáng để đồng bào noi theo

Dù đã ngoài 80, cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng già làng Hồ Văn Cơn vẫn cần mẫn lao động để phát triển kinh tế gia đình. Được dân tin, ông đã vận động đồng bào mình thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Già làng Hồ Văn Cơn đã trở thành tấm gương sáng cho đồng bào Bru Vân Kiều ở xã A Dơn noi theo.

Năm 2017, thực hiện chủ trương của HĐND huyện Hướng Hóa, gia đình ông chuyển đổi những diện tích sắn kém hiệu quả sang trồng bời lời. Đến nay, vườn bời lời đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông cải tạo những diện tích đất gần nhà để trồng sắn, chuối, nuôi thêm đàn bò 8 con, nuôi cá nước ngọt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Gương mẫu làm kinh tế, ngoài để xóa đói, giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, già làng Hồ Văn Cơn còn có một lý do khác, đó là làm để con cháu noi theo, để người dân trong bản học tập, để bản không còn hộ đói, hộ nghèo.

Theo gương già làng Hồ Văn Cơn, thời gian qua, nhiều hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở xã A Dơi cũng tập trung phát triển kinh tế gia đình. Không ít hộ đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để vươn lên làm giàu, như anh Hồ Ca Lo ở thôn Rrin Thành là một ví dụ. Sau khi lập gia đình, anh Hồ Ca Lo được ba mẹ giao cho mảnh đất rộng lớn để làm ăn, phát triển kinh tế. Tuy nhiên anh không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào để phát huy hiệu quả nguồn đất đai sẵn có.

Anh Hồ Ca Lo chia sẻ: “Già làng Hồ Văn Cơn vừa làm kinh tế giỏi, lại rất tận tình giúp đỡ bà con trong phát triển kinh tế, khuyên bảo thanh niên trong thôn, bản chúng tôi phải sống lành mạnh, chăm chỉ làm ăn. Tôi luôn học theo già làng trong suy nghĩ, cách làm kinh tế để có cuộc sống sung túc hơn, cho con cái ăn học tử tế để sau này làm được nhiều việc có ích”.

Làm kinh tế giỏi, tích cực vận động Nhân dân chăm chỉ làm ăn, già làng Hồ Văn Cơn còn nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội tại địa phương. Những năm qua, già làng đã vận động người dân hiến đất, ngày công lao động và đóng góp để bê tông hóa đường liên thôn, kéo điện sinh hoạt, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Dù tuổi đã cao, già làng Hồ Văn Cơn vẫn luôn gương mẫu, trách nhiệm với mọi công việc của bản làng. Ông luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn để những gia đình có hoàn cảnh khó khăn từng bước vươn lên; Thường xuyên gần gũi thăm hỏi vận động các gia đình có ý thức, trách nhiệm tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên, cột mốc, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 

Nhận xét về già làng Hồ Văn Cơn, Bí thư Đảng ủy xã A Dơi Hồ Văn Ngoai rất phấn khởi nói, già làng Hồ Văn Cơn luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của địa phương; nói dân nghe, làm dân tin. Nhiều năm qua, ông là thành viên rất tích cực trong Ban công tác Mặt trận, rất có uy tín trong cộng đồng. Đặc biệt, ông luôn góp tiếng nói cùng cán bộ xã, thôn tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con trong thôn, bản chấp hành tốt. Ông cũng là tấm gương trong lao động sản xuất để đồng bào DTTS ở thôn Prin Thành nói riêng và xã A Dơi nói chung học tập.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Từ nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực góp công góp sức trong các phong trào ở địa phương. Họ trở thành những “hạt nhân” trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, chung tay xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 2 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 4 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.